• Phone/Zalo: 0888 889968
  • xetaithanhhung.vn@gmail.com
  • Địa chỉ: 72 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TPHCM
  • Bãi Xe: 18 QL1A, Tân Thới An, Quận 12, TPHCM

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
0888 889968


Dịch Vụ

[Chia sẻ] Điều tối kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh bạn cần biết

Hiện nay, nhiều gia đình thường xem nhẹ việc xây dựng, lắp đặt nhà vệ sinh mà không quan tâm đến phong thủy. Vì thế, mà gây ra những luồng khí không được tốt, làm ảnh hưởng đến mọi thành viên trong nhà.

Vậy đâu là vị trí đặt nhà vệ sinh phù hợp, đúng phong thủy nhà vệ sinh? Và những điều cấm kỵ trong thủy mà bạn cần biết là gì? Hãy cùng Xe Tải Thành Hưng tìm hiểu bài viết bên dưới, để làm rõ câu hỏi bên trên nhé!

Những điều tối kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh

  • Tuyệt đối, không được đặt nhà vệ sinh ngay trung tâm nhà: Vì chính khí ẩm hôi từ nhà vệ sinh, nó có thể lan tỏa khắp ngôi nhà. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm giác của các thành viên trong gia đình.
  • Tối kỵ việc đặt nhà vệ sinh ở vị trí thanh long cửa chính: Theo quan niệm phong thủy, vị trí đặt nhà vệ sinh đó sẽ khiến cho gia đình thường bệnh tật, gặp phải những lời đồn đại bậy bạ,…
  • Không nên đặt ở cuối hành lang: Nếu hành lang có hướng đối diện vào nhà vệ sinh, thì không được may mắn. Đây chính là một trong các điều tối kỵ mà nhiều hộ gia đình thường gặp phải. Bởi họ thường tận dụng diện tích cuối dãy hành lang để đặt nhà vệ sinh.
  • Nhà vệ sinh không để cạnh nhà bếp: Thông thường, nhà nhà hiện nay đều đặt toilet gắn liền với phòng ăn. Để tối ưu diện tích của căn nhà, tiết kiệm được khoảng trống. Tuy nhiên, theo phong thủy học thì nhà tắm (Thủy Kim) liền với nhà bếp (nhiều năng lượng của Thủy). Sẽ làm ảnh hưởng, xung đột từ trường. Trường hợp này được gọi là “thủy hỏa kề nhau”.
  • Cấm để nhà vệ sinh phía sau bài vị: Thậm chí là cả phòng trên của bài vị. Bên cạnh đó, nhà vệ sinh cũng nên tránh đặt ở những nơi Văn Xương (chỗ mà sao Khuê chiến thẳng xuống).
Không nên bố trí nhà vệ sinh đặt liền phòng ăn

Kiêng kị về vị trí đặt nhà vệ sinh

Cách đặt nhà vệ sinh hợp phong thủy

Trong phong thủy nhà vệ sinh, khi bố trí cần kiêng kỵ các điều sau đây:

  • Kiêng kỵ đặt nhà vệ sinh theo hướng Nam: Nhà vệ sinh thuộc mệnh Thủy, hướng Nam chính là quẻ Ly trong Ngũ Hành thuộc mệnh Hỏa. Nó sẽ gây ức chế hỏa địa và tạo ra trường hợp “thủy hỏa bất dung”
  • Cần tránh đặt ở hướng Bắc: Vì khiến cho yếu tố “Thủy năng” tăng cao, gây hiện tượng “chìm” (hướng Bắc trong Ngũ Hành thuộc mệnh Thuỷ). Tuy nhiên, nếu vẫn muốn đặt nhà vệ sinh ở hướng Bắc, bạn có thể trồng cây cao lớn để hấp thụ Mộc năng và đẩy bớt Thủy năng.
  • Hướng Đông Bắc cũng không nên đặt phòng vệ sinh: Bởi trong Ngũ Hành, hướng này thuộc hành Thổ, sẽ phá hủy “Thủy năng”. Và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Nên tránh bố trí phòng vệ sinh ở hướng Tây Bắc và Tây Nam: Hướng Tây Nam có khí năng biến chuyển không ổn định. Thổ Khí sẽ phá huỷ Thuỷ năng và gây hao tổn sinh lực gia chủ. Còn hướng Tây Bắc, Thuỷ năng sẽ làm hao tổn Kim năng của ngôi nhà, không có lợi cho gia đình bạn.
  • Kiêng kỵ đặt bồn cầu cùng hướng với căn nhà để tránh các vấn đề về sức khỏe cho gia đình.
  • Nên tách riêng hai khu vực ướt và khô hoặc sử dụng vách ngăn: Để đảm bảo không gian và vệ sinh. Không nên gộp chung nhà tắm, nhà vệ sinh nhằm đảm bảo sạch sẽ.
  • Không bố trí phòng vệ sinh lên trên đầu bếp, phòng ngủ: Vì đưa Hỏa vào khu có Thủy sẽ xung khắc về ngũ hành. Đối với phòng ngủ, cần đặt ở vị trí tọa cát, không đặt trùng phương vị với nhà vệ sinh.

Tại sao hướng nhà vệ sinh quan trọng và cách để xác định hướng chính xác?

Theo các chuyên gia phong thủy, để đạt hiệu quả tốt nhất khi bố trí nhà vệ sinh. Cần tuân thủ nguyên tắc đặt vào những hướng tốt và tránh những hướng xấu. Tùy thuộc vào từng hướng, sẽ có phương vị tốt hay xấu khi đặt nhà vệ sinh theo phong thủy.

Vì vậy, bạn cần xác định chính xác hướng và phương vị tốt để đặt bồn cầu, bồn tắm và nhà vệ sinh sao cho phù hợp với phong thủy. Đối với mỗi tuổi, cách xác định hướng nhà vệ sinh sẽ có sự khác nhau.

  • Hướng Đông: bạn nên xây dựng nhà vệ sinh cho các tuổi Ất, Giáp và Mão.
  • Hướng Đông Nam: cũng là hướng tốt và thuộc hành Mộc, đối với người mệnh Thủy hay Hỏa đều có lợi. Tuy nhiên, tránh đặt bồn tắm theo hướng này.
  • Hướng Tây: là hướng tốt và có thể đặt nhà vệ sinh ở bất kỳ tuổi nào.
  • Hướng Tây Bắc: những người có mệnh Hỏa hay Thủy, không nên đặt nhà vệ sinh theo hướng này.
  • Hướng Nam: không tốt để bố trí nhà vệ sinh vì dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Hướng Tây Nam: thuộc hướng nội quỷ môn, không nên đặt nhà vệ sinh ở đây. Vì dễ gây tai nạn, hao tiền và tốn của.
  • Hướng Bắc: là hướng hợp với ba tuổi Tý, Quý và Nhâm để xây dựng nhà vệ sinh. Tuy nhiên, khi thực hiện, cần lắp thêm hệ thống thông khí để đảm bảo sức khỏe và may mắn.
  • Hướng Đông Bắc: không nên xây nhà vệ sinh vì nằm trong hướng quỷ môn.
Nên chú trọng về hướng và vị trí đặt nhà vệ sinh giúp đem lại may mắn cho gia đình bạn

Cách xác định hướng nhà vệ sinh

Kích thước chuẩn của nhà vệ sinh

Việc tạo không gian, kích thước hoặc diện tích của nhà vệ sinh là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Một nhà vệ sinh có kích thước phù hợp, sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Và giảm thiểu khí hư xấu lan ra các khu vực khác.

Vậy kích thước nhà vệ sinh nên là bao nhiêu? Thông thường, kích thước của nhà vệ sinh có thể được chia thành các loại như sau:

  • Nhà vệ sinh nhỏ: diện tích tối thiểu của một nhà vệ sinh dân dụng là khoảng 2,5-3m2. Nhà vệ sinh nhỏ thường được thiết kế dưới chân cầu thang. Hoặc cuối nhà và chỉ đủ chứa các thiết bị cơ bản như bồn cầu, bồn rửa và vòi sen.
  • Nhà vệ sinh vừa: kích thước nhà vệ sinh vừa khoảng 4-6m2. Ngoài các thiết bị cơ bản như bồn cầu, chậu rửa và vòi sen, nhà vệ sinh vừa. Còn có thể chứa thêm các thiết bị khác như kệ tủ nhỏ hoặc bồn tiểu cho nam giới.
  • Nhà vệ sinh lớn: diện tích trên 10m2. Đây được coi là kích thước nhà vệ sinh lý tưởng mà hầu hết các gia đình mong muốn. Với diện tích lớn như vậy, bạn có thể bố trí thêm nhiều tiện ích khác để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng.

Cửa phòng vệ sinh nên lưu ý những gì?

Kích thước cửa phòng vệ sinh chuẩn phong thủy

Để tạo ra sự riêng tư và ngăn cách giữa các không gian khác nhau trong nhà, cửa nhà vệ sinh đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, việc lựa chọn cửa nhà vệ sinh phải được thực hiện một cách cẩn thận. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và phong thủy.

Có nhiều yếu tố cần được xem xét khi chọn cửa nhà vệ sinh phù hợp với không gian của bạn. Trong đó kích thước là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khi lựa chọn kích thước cửa nhà vệ sinh theo phong thủy, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Cửa nhà vệ sinh không nên quá lớn hoặc quá nhỏ. Nếu quá lớn, nó sẽ gây mất cân đối so với không gian tổng thể, tốn diện tích và chi phí. Nếu quá nhỏ, nó sẽ gây sự bất tiện trong quá trình di chuyển và mất thẩm mỹ.
  • Tùy vào diện tích của nhà vệ sinh, bạn nên chọn cửa nhà vệ sinh có kích thước phù hợp. Có hai kích thước cửa nhà vệ sinh cơ bản là 69cm x 198cm và 81cm x 214cm.
  • Phong thủy cửa nhà vệ sinh không nên quá cao hay quá rộng. Chỉ cần kích thước vừa tới chữ “kiếp” và “hại” trên thước lỗ ban là chuẩn phong thủy.

Để đảm bảo sự thông thoáng và giảm mùi trong nhà vệ sinh, bạn cần lắp thêm cửa sổ hoặc cửa thông khí. Khi sử dụng các loại cửa sổ trong phong thủy, bạn nên lựa chọn hình vuông, hình chữ nhật với các kích thước sau:

  • 62cm x 47cm (chiều cao x chiều rộng)
  • 66,5cm x 59cm (chiều cao x chiều rộng)
  • 67,5cm x 61cm (chiều cao x chiều rộng)
  • 69,5cm x 62cm (chiều cao x chiều rộng)
Kích thước cửa nhà vệ sinh

Kích thước cửa nhà vệ sinh theo phong thủy

Chất liệu nhà vệ sinh

Trong không gian nhà vệ sinh, cửa là nơi tiếp xúc với nước và các sản phẩm hóa chất. Do đó, chất liệu của cửa nhà vệ sinh là một vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm.

Hiện nay, cửa nhà vệ sinh được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, nhôm, và nhựa. Mỗi loại chất liệu đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Về chất liệu gỗ: Nó giúp cho không gian nhà vệ sinh trông đẹp hơn và ấm cúng hơn. Tuy nhiên, khả năng chống ẩm mốc của nó không tốt, dẫn đến dễ bị cong vênh và mối mọt.

Với chất liệu nhôm: Cửa nhà vệ sinh có độ bền cao, nên được nhiều gia đình tin dùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, cửa nhôm có thể gây tiếng ồn khi mở và đóng

Với chất liệu nhựa: Có mẫu mã và màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều không gian, được nhiều gia đình Việt ưa chuộng. Cửa nhà vệ sinh được làm từ nhựa có khả năng chống nước tốt, trọng lượng nhẹ và dễ dàng lắp đặt. Đặc biệt, các thiết kế của cửa nhựa rất đa dạng và phù hợp với hầu hết các loại không gian.

Trong phòng ngủ có cần bố trí nhà vệ sinh?

Hiện nay, đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ là một trong những xu hướng thiết kế nội thất rất phổ biến. Tuy nhiên, việc này lại gây ra tranh cãi trái chiều. Vì nhiều người cho rằng đây là điều phạm phong thủy.

Nhà vệ sinh là khu vực ẩm ướt, tụ âm khí nặng nề và chứa nhiều vi khuẩn. Trong khi phòng ngủ cần yên tĩnh và không nên có yếu tố nước.

Việc đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ cũng có thể gây ẩm mốc và ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những quan niệm trên là lỗi thời, không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Việc bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ tiết kiệm diện tích. Cũng như là tiện lợi hơn trong sinh hoạt, đặc biệt với những người thường xuyên đi tiểu đêm.

Để khắc phục nhược điểm của nhà vệ sinh trong phòng ngủ, người sử dụng nên lắp đặt thêm hồ lô treo. Hoặc đá thạch anh để giảm âm khí, cân bằng khí âm dương. Ngoài ra, không nên để quần áo bẩn trong nhà vệ sinh quá lâu, nên sử dụng tinh dầu để khử mùi hôi của nhà vệ sinh. Cuối cùng, trồng cây xanh nhỏ trong nhà vệ sinh cũng là một giải pháp tốt để hút đi những khí xấu, tạo không khí thoáng đãng.

Trước khi bắt tay vào xây dựng, việc quan tâm đến phong thủy nhà vệ sinh là điều rất quan trọng mà bạn cần lưu ý. Xe Tải Thành Hưng, mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích để bố trí nhà vệ sinh phù hợp với phong thủy.

>> Xem thêm: Phong thủy bếp nấu ăn và một số điều cấm kỵ mà chủ nhà cần biết

By Nguyễn Thành Hưng -
Rate this post

Thông tin khác

Tin Tức