• Phone/Zalo: 0888 889968
  • xetaithanhhung.vn@gmail.com
  • Địa chỉ: 72 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TPHCM
  • Bãi Xe: 18 QL1A, Tân Thới An, Quận 12, TPHCM

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
0888 889968


Dịch Vụ

[Giải đáp] Checklist là gì? Một số điều cần biết về checklist

Checklist là cụm từ phổ biến trong công việc quản lý ở nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Vậy checklist là gì? Mục đích của việc sử dụng bảng checklist? Và một số điều mà bạn cần biết về checkilist là gì? Để trả lời cho những thông tin trên, Xe Tải Thành Hưng mời bạn tìm hiểu nội dung qua bài viết dưới đây.

Checklist là gì?

Đây chính là danh sách liệt kê các công việc cần thực hiện, có trong một quy trình. Để hướng tới mục tiêu, đã được đặt ra ngay từ ban đầu. Và đảm bảo tuyệt đối không thiếu sót bất kì bước nào trong công việc. Ngày nay, checklist công việc thường được dùng trong nhiều lĩnh vực, đa dạng ngành nghề. Nếu doanh nghiệp bạn muốn công việc luôn được diễn ra thuận lợi, thì checklist là thứ không thể thiếu. Đặc biệt là đối với nhân viên và cấp quản lý.

Bạn cần sử dụng phần mềm Excel, nhằm tạo checklist cho từng dự án, nhiệm vụ, công việc mỗi ngày.

Giải đáp checklist nghĩa là gì?

Nhằm hướng tới mục tiêu, đã được đặt ra ngay từ ban đầu

Sự khác biệt giữa to do list và checklist

Có một số người hay nhầm lẫn giữa to do list và checklist. Nhưng ở 2 cụm từ này là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.

To do list: là liệt kê những công việc cần làm, tuy nhiên nó không liên quan đến nhau và không bắt buộc phải hoàn thành. Và to do list nó có thể bao gồm nhiều checklist.

Checklist: là các công việc bạn cần làm để hoàn thành quy trình, đảm bảo được hiệu quả và chất lượng. Cam kết là không bỏ sót bất kỳ công việc nào dù lớn hay nhỏ. Các công việc sẽ được sắp theo trình từ có liên quan mật thiết đến nhau.

Mục đích của việc sử dụng bảng checklist trong công việc

Nội dung bên trên đã giúp bạn biết khái niệm về checklist. Tiếp đến, có thể tìm hiểu mục đích khi sử dụng bảng checklist công việc bên dưới.

Lĩnh vực nhà hàng, khách sạn

Đối với nhân viên

Nhân viên là đối tượng dùng checklist tương đối nhiều. Checklist nó vừa giúp giải quyết công việc dứt khoát, hiệu quả hơn, vừa thể hiện chuyên nghiệp. Và checklist chính là lời nhắc nhở nhân viên, không được bỏ sót công đoạn nào trong công việc. Từ đó, họ sẽ đặt ra mục tiêu hợp lý và khoa học cho bản thân.

Đối với người lãnh đạo, quản lý

Người quản lý sử dụng checklist để đánh giá được tổng quan công việc của từng bộ phận hoạt động công ty. Và dễ dàng kiểm soát từng thiếu sót của mỗi cá nhân, phòng ban để đánh giá năng lực. Bên cạnh đó, checklist còn giúp cho người quản lý tiết kiệm công sức, thời gian và có thể tập trung vào công việc quan trọng khác.

Mục đích sử dụng của Checklist trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn

Bảng checklist có ý nghĩa như nào trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn?

Lĩnh vực công nghệ code

Không những sử dụng checklist trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Mà nó còn được phát huy bên lĩnh vực công nghệ code. Checklist được dùng để lập danh sách các chức năng Tester, cần được kiểm tra theo quy trình giúp cho người tiến hành nắm rõ tổng thể các chức năng của code.

Trong lĩnh vực công nghê code thường dùng checklist để kiểm soát công việc theo từng mục đích khác nhau. Đồng thời, checklist còn giúp cho Tester làm giảm áp lực của công việc, bỏ qua các lỗi hỏng khi kiểm tra.

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, checklist được sử dụng khá nhiều, được hướng dẫn thực hiện lâm sàng. Ví dụ như: danh sách kiểm tra phẫu luật theo WHO – đây là danh sách được phát hiện để cải thiện mức độ an toàn của bệnh nhân (nó có hiệu lực ở một nhóm của bệnh viện Canada).

Đồng thời, dùng checklist trong việc chăm sóc sức khỏe cũng đã đạt thành quả nhất định. Ở nước Anh, họ nghiên cứu và thực hiện kiểm tra việc cung cấp một số dịch vụ chăm sóc ý tế dành cho người cao tuổi khi nhập viện. Danh sách cho thấy đối tượng kiểm tra với một hạn chế đánh giá yếu trong chăm sóc sức khỏe cần được cải thiện hơn để các yêu cầu được đảm bảo tốt nhất có thể.

Nói chung, checklist giúp cho công việc của chúng ta được thực hiện theo quy trình và đạt được hiệu suất cao. Không những vậy, nó cũng có thể giúp bạn cải thiện chất lượng công việc theo đúng mục đích ban đầu được đề ra.

checklist trong việc chăm sóc sức khỏe

Mục đích của checklist trong việc chăm sóc sức khỏe

Mảng nào được dùng bảng checklist?

Ngày nay, checklist được nhiều mảng ngành nghề ưa chuộng và sử dụng. Cụ thể là:

  • Trong công nghệ: Checklist được dùng trong việc kiểm tra khả năng hoạt động của phần mềm. Kiểm tra vấn đề tuân thủ theo quy trình, tiêu chuẩn mã hóa để kịp phát hiện, ngăn ngừa sai sót.
  • Trong hàng không: Dùng checklist để tiến hành kiểm tra những thủ tục trước lúc bay. Nhằm đảm bảo được an toàn hàng không
  • Trong đầu tư: Những nhà đầu tư áp dụng checklist như một công cụ. Nhằm theo sát tiến độ đầu tư, qua đó có thể giúp họ đưa ra các phương án đầu tư hợp lý.
  • Trong thể thao: Để theo dõi, giám sá quá trình tập thể dục thể thao. Do đó, sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá được hiệu quả của việc tập.

Ưu điểm và nhược điểm của checklist

Ưu và nhược điểm của checklist là gì? Để giải đáp thắc mắc, chúng tôi sẽ trả lời ngay phía dưới đây:

Ưu điểm của checklist

  • Đảm bảo mọi công việc được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
  • Giúp cho các nhà quản lý, người lãnh đạo sử dụng nhân lực hiệu quả và dễ kiểm soát
  • Xây dựng bảng checklist dựa theo tính chất của công việc và quy mô làm việc thực tế, nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho người sử dụng.

Nhược điểm của checklist

Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên checklist cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Trong một số trường hợp, chúng ta có thể trở nên quá phụ thuộc vào checklist và dần có thói ỉ lại và thụ động. Đây là thách thức cho những người muốn giữ được tính năng động và sáng tạo của bản thân. Ngoài ra, checklist không thể xử lý hoàn toàn các tình huống đột xuất, vì vậy mỗi người cần phải sử dụng nó một cách linh hoạt để đạt được hiệu quả tối đa.

Tham khảo một số mẫu checklist cho các ngành nghề khác nhau

Để tạo ra một mẫu checklist đầy đủ và hoàn chỉnh, chúng ta cần liệt kê các công việc cần thực hiện, cùng với mức độ hoàn thành của chúng. Dưới đây là một số mẫu checklist tham khảo để bạn có cái nhìn chính xác hơn về cách tạo checklist.

Check list mẫu 1

Check list mẫu đào tạo nhân viên mới

Checklist mẫu 2

Form mẫu checklist cho chiến dịch Marketing

Checklist mẫu 3

Mẫu checklist công việc sales

Tạo checklist là một thói quen tốt mà chúng ta nên áp dụng hàng ngày. Nó giúp chúng ta hoàn thành công việc và đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả. Đồng thời giúp tránh bỏ sót những điều quan trọng. Hy vọng bài viết này của Xe Tải Thành Hưng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm checklist là gì? và lợi ích của checklist trong công việc

>>Xem thêm: Dịch vụ ship cod là gì? Top 7 đơn vị ship cod toàn quốc uy tín

By Nguyễn Thành Hưng -
Rate this post

Thông tin khác

Tin Tức