• Phone/Zalo: 0888 889968
  • xetaithanhhung.vn@gmail.com
  • Địa chỉ: 72 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TPHCM
  • Bãi Xe: 18 QL1A, Tân Thới An, Quận 12, TPHCM

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
0888 889968


Dịch Vụ

Chính ngạch là gì? Các bước trong nhập khẩu hàng chính ngạch

Trong lĩnh vực khinh doanh buôn bán hàng hóa, chắc rằng ai cũng đã từng nghe qua cụm từ “chính ngạch”. Vậy cụm từ chính ngạch là gì? Hàng chính ngạch là gì? Các bước trong nhập khẩu hàng chính ngạch như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây của Xe Tải Thành Hưng nhé.

Chính ngạch là gì?

Đây là một hình thức mua bán thương mại mang tính quốc tế cao. Loại hình hình thức này không chỉ được dành cho các doanh nghiệp, hay công ty lớn mà nó còn dành cho tất cả mọi người. Bất kỳ ai đều có thể sử dụng hình thức mua bán chính ngạch, miễn là bạn phải có đủ nhu cầu và đủ điều kiện tài chính, pháp lý.

Đây là hình thức mua bán diễn ra giữa người mua và người bán ở 2 quốc gia khác nhau. Nó không bắt buộc người mua và người bán phải có cùng một đường biên giới. Đây là lý do tại sao mua bán chính ngạch là một hình thức buôn bán mang tính quốc tế.

Chính ngạch là gì?

Chính ngạch là gì?

Tại Việt Nam, hình thức mua bán chính ngạch được hiểu là các doanh nghiệp, công ty trong nước thực hiện ký kết hợp đồng thương mại với các nước đối tác ở nước ngoài. Việc ký kết hợp đồng sẽ dựa vào hiệp định cam kết giữa các quốc gia với nhau, giữa nước ta với nước cung cấp hang hóa. Hoặc giữa nước ta với các tổ chức, hiệp hội, hay khu vực,… theo như thông lệ của quốc tế.

Nhập khẩu chính ngạch là gì?

Khái niệm về nhập khẩu chính ngạch

Đây được xem là hình thức giao thương, mua bán quốc tế được tiến hành hợp pháp theo như quy định của pháp luật của từng nước nhập khẩu. Trong đó, thì nước nhập khẩu và nước xuất khẩu sẽ phải có cùng một đường biên giới với nhau.

Đối với nước ta, có thể nhập khẩu chính ngạch hàng hóa của các nước khác vào Việt Nam phải là những nước có cùng đường biên giới như là: Lào, Campuchia, Trung Quốc,… Với hình thức nhập khẩu chính ngạch, thì trong việc giao dịch mua bán sẽ phải có sự ký kết hợp đồng kinh tế, thương mại dựa vào các điều khoản trong thông lệ của quốc tế.

Hàng hóa nhập khẩu chính ngạch là gì?

Những mặt hàng khi được nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam thì đều thuộc những mặt hàng do nhà nước cho phép. Với những mặt hàng cấm sẽ không được nhập khẩu chính ngạch vào nước ta. Tuy nhiên, có một số mặt hàng đặc biệt phải được nhà nước ta cho phép thì mới được nhập khẩu chính ngạch.

Hàng chinh ngạch là gì?

Hàng chinh ngạch là gì?

Toàn bộ những mặt hàng nhập khẩu chính ngạch đều phải đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, còn phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngoặt và kỹ càng nhằm đảm bảo về mặt chất lượng với những sản phẩm là đồ công nghệ, máy móc. Và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm với những mặt hàng là thực phẩm. Các khâu kiểm tra hàng hóa sẽ đều được cấp giấy phép bởi các cơ quan chuyên ngành và sẽ phải công khai xuất xứ, nguồn gốc đến cơ quan hải quan cùng với chứng từ của mặt hàng đó.

Đây được xem là một hình thức nhập khẩu phù hợp nhất cho các doanh nghiệp, công ty có nhu cầu mua hàng hóa với số lượng lớn. Hình thức này sẽ đảm bảo được tính pháp lý, tính minh bạch cho các loại hàng hóa khi được nhập vào.

Các loại hình nhập khẩu chính ngạch

Nhập khẩu chính ngạch cũng tương tự như các hình thức nhập khẩu thông thường khác. Tuy nhiên, thì nhập khẩu chính ngạch có 2 loại hình chính và đây cũng là 2 loại hình được sử dụng nhiều nhất, đó là:

Nhập khẩu trực tiếp

  • Hình thức nhập khẩu trực tiếp này, doanh nghiệp hoặc công ty sẽ phải trực tiếp đứng tên trong tờ khai báo tại mục người nhập khẩu. Đồng thời, thì doanh nghiệp, công ty đó cũng sẽ phải trực tiếp đàm phán và mua bán với nhà cung cấp hàng hóa tại nước ngoài.
  • Doanh nghiệp, công ty sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ, toàn bộ các giấy tờ khi nhập khẩu chính ngạch theo cách trực tiếp. Vì vậy, khi có bất kỳ rủi ro nào liên quan đến thông quan, thuế thì doanh nghiệp, công ty đó sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ.
Nhập khẩu hàng hóa

Nhập khẩu hàng hóa

Nhập khẩu ủy thác

  • Khi nhập khẩu chính ngạch the hình thức ủy thác, các doanh nghiệp, công ty sẽ phải nhờ đến đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu để giao dịch và nhập khẩu. Đơn vị này sẽ đứng ra lo hết tất cả thủ tục hải quan cho doanh nghiệp hoặc công ty. Và tên được khai trên tờ khai báo nhập khẩu chính ngạch sẽ là đơn vị đó.
  • Doanh nghiệp, công ty sẽ chỉ cần hợp tác với các đơn vị trung gian để làm chứng nhận ủy thác cho họ, sau đó thì các đơn vị đó sẽ làm thủ tục thông quan hàng hóa. Sau cùng thì doanh nghiệp hoặc công ty có thể nhận được hóa đơn đỏ hợp pháp của mặt hàng và các chứng từ nhập khẩu có liên quan. Khi sử dụng hình thức này sẽ giúp cho doanh nghiệp hoặc công ty tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như công sức.

Các bước trong nhập khẩu hàng chính ngạch

Bước 1: Thực hiện kiểm tra chứng từ

Chuẩn bị đầy đủ một số chứng từ bắt buộc khi nhập khẩu chính ngạch. Ngoài ra, bên mua và bên bán cũng cần phải có những thỏa thuận thống nhất với nhau trước khi tiếp hành nhập khẩu hàng hóa. Sau đây là các chứng từ mà bạn cần phải chuẩn bị, nhưng nếu bạn thuê bên thứ 3 thì đơn vị đó sẽ chuẩn bị các chứng từ cho bạn. Cụ thể như sau:

Kiểm tra chứng từ

Kiểm tra chứng từ

  • Hợp đồng (Sale contract)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Quy cách đóng gói (Packing list) với Seller (người bán)
  • Bill of Lading (nếu có)
  • Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
  • LC – Tín dụng thư
  • Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
  • Giấy chứng nhận hàng hóa (form E)
  • Hóa đơn vận chuyển.
  • Chứng nhận kiểm dịch

Ngoài các chứng từ được nêu ở trên, còn có một số chứng từ liên quan khác tùy vào loại hàng hóa mà bạn nhập chính ngạch.

Bước 2: Thanh toán

Thanh toán Invoice sẽ dựa vào điều kiện đã được ghi trong hợp đồng (nếu bạn là người mua). Thông thường thì hình thức thanh toán qua ngân hàng sẽ được sử dụng nhiều nhất. Và ngân hàng mà bạn dùng phải để thanh toán hàng nhập khẩu chính ngạch phải được nhà nước cấp phép thanh toán.

Bước 3: Làm các thủ tục xuất khẩu hải quan

Đây là bước quan trọng nhất khi bạn muốn nhập hàng chính ngạch. Trong trường hợp bạn thuê đơn vị chuyên về dịch vụ xuất khẩu thì bước này bạn sẽ không cần phải lo lắng nhiều.

Xuất hàng

Xuất hàng

Đối với phương thức vận chuyển thì bạn có thể hoàn toàn tự quyết định được. Hiện nay có 3 phương thức vận chuyển chính khi nhập hàng chính ngạch là vận chuyển đường bộ, đường biển và đường hàng không.

Nếu như doanh nghiệp hoặc công ty của bạn lần đầu khai báo hải quan thì bắt buộc phải mua “token” và đăng ký user code và password trên hệ thống. Sau khi đã thực hiện đăng ký xong, thì doanh nghiệp hoặc công ty sẽ khai báo trực tiếp với hải quan. Và sau đó đợi thông quan, doanh nghiệp hoặc công ty cũng có thể theo dõi tình hình trên phần mềm hải quan. Còn nếu bạn thuê đơn vị nhập khẩu hàng chính ngạch trung gian, thì bạn sẽ không cần phải lo lắng vì đơn vị này sẽ giúp bạn lo hết các phần thủ tục.

Lưu ý tờ khai hải quan có 3 luồng như sau:

  • Màu xanh: Mã kiểm tra của tờ khai này là số 1, hàng hóa sẽ được thông quan ngay.
  • Màu vàng: Mã kiểm tra của tờ khai này là số 2, bạn sẽ chỉ cần xuất trình chứng từ để hải quan kiểm tra và thông quan.
  • Màu đỏ: Mã kiểm tra của tờ khai này là số 3, đối với luồng này bạn cần phải xuất chứng từ kiểm tra và vừa phải bị kiểm tra hàng hóa.

Bước 4: Tiến hành nộp thuế và lấy lệnh xuất hàng

Khi khai bảo với hải quan, bạn sẽ cần xem xét chi phí thuế và tiến hành nộp thuế. Sau đó chờ nhận lệnh giao hàng bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Giấy giới thiệu của công ty xuất hàng.
  • Vận đơn.
  • Giấy thông báo hàng đến.
Vận chuyển hàng chính ngạch

Vận chuyển hàng chính ngạch

Nếu bạn nhập hàng hóa chính ngạch theo container thì cần thêm các loại giấy tờ như sau: giấy mượn container, giấy hạ container rỗng, hạn lệnh giao hàng và phải có hóa đơn.
Cuối cùng bạn tiếp tục làm các thủ tục như sau:

  • Mở tờ khai, làm thủ tục hải quan.
  • In phiếu giao nhận, thanh lý và xuất hàng.

Bước 5: In Transit Delay

Đây là một thuật ngữ chỉ hàng hoá nhập khẩu đang trong thời gian vận chuyển. Trong giai đoạn này cả bên mua và bên bán sẽ theo dõi hàng hóa qua 1 mã tracking được đơn vị vận chuyển cung cấp.
Thời gian vận chuyển sẽ được tính tương đối, vì nhiều điều kiện khách quan tác động như thời tiết, điều kiện giao thông,….

Bước 6: Làm Thủ Tục Nhập Khẩu Hải Quan

Sau khi hàng hóa đã về đến nơi, bạn sẽ phải làm thủ tục nhập khẩu chính ngạch. Nếu bạn thuê một đơn vị thứ 3 cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu thì họ sẽ hỗ trợ toàn bộ thủ tục này giúp bạn. Quá trình làm thủ tục nhập khẩu chính ngạch sẽ được thực hiện lại quá trình xét duyệt chứng từ tại bước 1. Bạn cần lưu ý lấy lại tiền thuê container (nếu có):

  • Giấy giới thiệu
  • Giấy hạ container rỗng
  • Giấy thuê container

Ưu điểm và nhược điểm của hình thức vận chuyển chính ngạch

Dựa vào khái niệm ở phần đầu tiên, ta có thể dễ dàng nhận ra được ưu điểm và nhược điểm của nhập khẩu chính ngạch như sau:

Ưu điểm

  • Hàng hóa khi nhập khẩu chính ngạch về sẽ có đầy đủ tính pháp lý, nguồn gốc chứng từ rõ ràng.
  • Hàng hóa khi vận chuyển sẽ không bị giữ lại hay bị tịch thu bởi các cơ quan quản lý thị trường, bởi vì có hóa đơn chứng từ xuất xứ rõ ràng.
  • Đảm bảo được việc cung cấp đầy đủ hóa đơn đỏ VAT, đáp ứng được nhu cầu của một số khách hàng về hàng hóa chính ngạch.
  • Toàn bộ quá trình nhập khẩu chính ngạch đều được ghi rõ trong hồ sơ nhập khẩu. Điều này sẽ tạo được uy tín về hàng hóa đối với khách hàng sau này.
  • Một ưu điểm đặc biệt của nhập khẩu hàng hóa chính ngạch đó chính là hàng hóa sẽ không bao giờ bị thu giữ ở cửa khẩu bởi giấy tờ của hàng hóa đã vô cùng đầy đủ. Hàng hóa sẽ được đảm bảo còn nguyên đai, nguyên kiện, hạn chế trường hợp thất lạc hàng hóa xuống mức thấp nhất.
Ưu nhược điểm của nhập hàng chính ngạch

Ưu nhược điểm của nhập hàng chính ngạch

Nhược điểm

  • Vận chính ngạch có mức phí cao hơn so với vận chuyển tiểu ngạch. Bởi vì, phí vận chuyển chính ngạch sẽ bao gồm phí hải quan, thuế suất xuất nhập khẩu và các chi phí phát sinh khác.
  • Thủ tục vận chuyển hàng hóa chính ngạch sẽ khá phức tạp và cần phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ, chứng từ. Và phải thực hiện khai báo đầy đủ và chính xác thì hàng hóa mới được thông quan;
  • Đối với vận chuyển chính ngạch, hàng hóa thường bị kiểm soát chặt hơn để đảm bảo đúng pháp luật, nên việc thông quan lô hàng cũng sẽ khó khăn hơn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến chính ngạch là gì? Các bước trong nhập khẩu hàng chính ngạch? Ưu nhược điểm của hình thức nhập khẩu chính ngạch? mà Xe Tải Thành Hưng cung cấp cho bạn. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp nhiều thông tin hay và bổ ích cho bạn.

>> Xem thêm: [Chia sẻ] Các bước trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu FCL

By Nguyễn Thành Hưng -
5/5 - (2 bình chọn)

Thông tin khác

Tin Tức