• Phone/Zalo: 0888 889968
  • xetaithanhhung.vn@gmail.com
  • Địa chỉ: 72 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TPHCM
  • Bãi Xe: 18 QL1A, Tân Thới An, Quận 12, TPHCM

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
0888 889968


Dịch Vụ

DEM là gì? DET là gì? Cách phân biệt hai loại phí này

DEM, DET là hai loại phí local charge rất phổ biến sử dụng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. Nhưng với những người mới hoạt động trong lĩnh xuất nhập khẩu, việc phân biệt hai loại phí này gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết sau đây Xe Tải Thành Hưng sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện về DEM, DET là gì? Và cách phân biệt hai loại phí này nhé.

DEM, DET là gì?

DEM là gì?

DEM (được viết tắt bởi cụm từ Demurage charge) là phí lưu container tại bãi của cảng do hãng tàu thu. Cảng sẽ tiến hành thu phí của hãng tàu, rồi sau đó hãng tàu sẽ thu phí từ phía khách hàng và đóng lại cho bên cảng theo thỏa thuận riêng. Phí DEM được tính dựa trên mỗi đơn vị container.

Mỗi hàng tàu thì sẽ có các chính sách riêng về thời gian (hoặc ngày) sẽ miễn phí lưu container tại cảng cho khách hàng. Sau thời gian miễn phí thì hàng tàu sẽ bắt đầu tính phí cho khách hàng.

Đối với hàng nhập khẩu

  • Phí DEM được miễn phí từ 1 đến 7 ngày đối với container khô và 1 đến 3 ngày đối với container lạnh. Bạn sẽ được miễn phí hoàn toàn phí DEM trong khoảng thời gian trên.
  • Phí DEM vẫn sẽ được tính kể cả ngày quá hạn cho đến ngày bạn lấy hàng.
  • Phí DEM được tính bằng các đơn vị như tiền/ ngày/ container (còn tùy thuộc vào chủng loại, kích thước của container).

Đối với hàng xuất khẩu

  • Phí DEM được miễn phí từ 1 đến 7 ngày đối với container khô và 1 đến 3 ngày đối với container lạnh. Bạn sẽ được miễn phí hoàn toàn phí DEM trong khoảng thời gian trên.
  • Hàng xuất khẩu thường rất ít khi phải đóng phí DEM. Chỉ trong trường hợp bạn bị rớt hàng do thanh lý hải quan trễ hay phải đi chuyến sau hoặc một số lý do khác.
Phí DEM là gì?

Phí DEM là gì?

DET là gì?

DET (viết từ của Detention charge) là phí lưu container tại kho được đóng cho bên hãng tàu. Tương tự với DEM, thì DET cũng có các chính sách miễn phí lưu container trong một khoảng thời gian (hoặc ngày) nhất định. Phí DET được tính theo ngày và còn tùy thuộc vào chủng loại, kích thước của container.

Đối với nhập khẩu

  • Phí DET được tính kể từ ngày trả rỗng trễ so với thời gian miễn phí.

Đối với hàng xuất khẩu

  • Phí DET sẽ được tính kể từ ngày hãng tàu cho phép bạn lấy container so với ngày mà bạn lấy container. Bạn sẽ trả phí khi lấy sớm và ngược lại  không bị tính thêm phí DET khi lấy trễ.
Phí DET là gì?

Phí DET là gì?

Phí Storage là gì?

Khi tìm hiểu về hai loại phí trên, chắc chắn bạn sẽ gặp thêm một thuật ngữ Storage. Vậy Storage là gì? Cùng Xe Tải Thành Hưng khám phá về nó nhé.

Storage charge là phí lưu container tại cảng mà khách hàng sẽ đóng trực tiếp cho cảng (không thông qua bên hãng tàu). Loại phí này được tách ra từ phí DEM, do đó rất dễ gây nhầm lẫn và tranh cải. Hiểu một cách đơn giản hơn rằng trường hợp cảng đang lưu giữ hàng hóa của bạn, thời gian miễn phí của phí DEM đã hết. Lúc đấy bạn sẽ phải đóng phí lưu container trực tiếp cho cảng.

Những trường hợp hàng hóa bị tính phí DEM, DET

Bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm về DEM, DET là gì? Bạn cũng nên tìm hiểu về những trường hợp hàng hóa bị tính các phí này. Có rất nhiều trường hợp khiến bạn phải đóng phí DEM, DET bao gồm:

Thông tin chứng từ không chính xác

Khi vận đơn đến người nhận hay ngân hàng ghi sai các thông tin như: địa chỉ, thông tin tàu bè,… Hoặc không đứng chứng từ khác khi nộp cho bên hải quan điểm đến, chẳng hạn như hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O. Bên hải quan sẽ yêu cầu bạn chỉnh sửa, nếu không hàng hóa sẽ không được xử lý.

Cho dù container đã được vận chuyển đến cảng nhưng không thể nhận được lệnh giao hàng (Delivery Order) do không đủ điều kiện. Do đó, bạn sẽ phải trả thêm phí DEM hoặc DET nữa.

Nhận chứng từ trễ

Việc này xảy ra khi chứng từ như vận đơn, C/O, packing lists cần cho việc thông quan hàng hóa bị tới trễ do những lý do sau:

  • Bên gửi hàng hóa không chuẩn bị đủ tất cả các chứng từ dẫn đến việc chứng từ bị gửi muộn.
  • Xảy ra những vấn đề về lỗi hệ thống do một số nguyên nhân nào đó khiến cho hãng tàu phát hành các chứng từ vận đơn chậm trễ.
  • Bị Delay do ngân hàng chỉ định (nominated bank) trong trường hợp mua bán L/C và chứng từ không đến ngân hàng phát hành (issuing bank) kịp lúc.

Bị mất chứng từ

Vấn đề này thường rất hay xảy ra, có nhiều trường hợp bị mất chứng từ trong quá trình vận chuyển và đau đầu hơn là việc bị mất vận đơn. Bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian để có thể lấy lại vận đơn gốc đã bị mất.

Khai quản và kiểm hàng chậm

Bên cạnh việc cung cấp các chứng từ, bạn còn phải khai quan thì mới có thể lấy hàng khi container được vận chuyển đến cảng. Theo quy định tại nhiều quốc gia, kể cả Việt Nam người nhận hàng sẽ được yêu cầu cung cấp đầy đủ các thông tin về hàng hóa nhập một cách chi tiết và cụ thể nhất. Đồng thời, những thông tin đã được ghi trên chứng từ và hoá đơn thương mại phải giống với nhau.

Hải quan sẽ rất quan tâm đến việc kiểm tra HS code khi kiểm tra hàng để có thể phân loại và khai quan hàng hóa chính xác nhất. Bạn có thể sẽ bị phạt, có khi là nằm trong dạng bị tình nghi khi nhập những lô hàng hóa nếu khai không đúng HS code.

Việc chậm trễ trong khâu kiểm tra hay khai quan hàng hóa thường xảy ra rất nhiều và cũng không hề có một khoảng thời gian nào ước tính được cho việc này.

Khai hải quan chậm

Khai hải quan chậm

Giải phóng hàng ở điểm đích chậm

Giải phòng hàng ở điểm đích có thể bị chậm trễ hay trì hoãn do phía hãng tàu nhận hóa đơn gốc chưa được ký hậu. Ví dụ, vận đơn theo lệnh  chưa được ký hậu“To Order of Shipper” bởi người gửi hàng và sau khi đến người nhận thì mới phát giác. Điều này đồng nghĩa vận đơn phải được gửi lại để ký hậu và gửi trả lại người nhận.

Hoặc nguyên nhân cũng có thể là do hãng tàu không nhận được tiền từ người nhận ở điểm đích nên chậm trễ trong việc giao trả hàng hóa. Điều này bắt nguồn từ người nhận không nắm rõ về Incoterms và cho rằng tất cả các khoản phụ phí local chargengười đã được người gửi hàng thanh toán hết rồi.

Không liên lạc được với người nhận hàng

Khi hàng hóa đã được vận chuyển tới cảng nhưng bên hãng tàu lại không liên hệ được với người nhận hàng trên vận đơn  có thể sẽ phát sinh vấn đề quá thời hạn miễn phí phí DET, DEM và phí Storage thì hàng hóa sẽ bị tính các loại phí này. Trường hợp này xảy ra chủ yếu là do khi người gửi, người nhận, thậm chí là cả 2 đã hủy lô hàng nhưng không thông báo cho bên hãng tàu biết.

Những điểm lưu ý về DEM và DET

  • Khi đóng hàng tại bãi sẽ không phải chịu phí DET.
  • Phí DEM, DET và Storage charge được tính dựa trên số ngày bị trễ, chủng loại và kích thước của container. Thông thường, container lạnh thường có mức phí này cao hơn rất nhiều so với các loại container khác.
  • Thời gian miễn phí DEM, DET sẽ được tính kể cả ngày nghỉ lễ, thứ 7 và chủ nhật. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới có sự linh động cho khách hàng.
  • Phí DEM và DET có mức phí khác nhau phụ thuộc vào từng hãng tàu khác nhau.
  • Bạn cũng có thể xin thêm hạn miễn phí DEM, DET nếu thuộc các trường hợp sau đây: hãng tàu có áp dụng chính sách miễn phí, uy lực của khách hàng như số lượng volume hàng tháng, mối quan hệ với hãng tàu,…
  • Khi booking hàng, hãy chú ý rằng, cho dù bạn làm hợp đồng theo điều kiện nào trong incoterm. Phải luôn làm rõ về thời gian miễn phí DEM, DET tại cảng xếp, dỡ hàng.

Hy vọng với những thông tin trên, sẽ bạn có được cái nhìn toàn diện hơn về DEM, DET là gì? Cũng như cách phân biệt giữa hai loại phí này. Liên hệ với Xe Tải Thành Hưng nếu bạn cần sự hỗ trợ nhé.

>> Xem thêm: Chi tiết bảng giá cước vận tải tàu biển nội địa, quốc tế mới nhất

By Nguyễn Thành Hưng -
5/5 - (2 bình chọn)

Thông tin khác

Tin Tức