• Phone/Zalo: 0901334979
  • chuyennhathanhhungvietnam@gmail.com
  • Địa chỉ: 72 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TPHCM
  • Bãi Xe: 18 QL1A, Tân Thới An, Quận 12, TPHCM

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
1800.0077

Cách bố trí bàn thờ tổ tiên khi chuyển nhà mới

Trong mỗi gia đình Việt, bàn thờ tổ tiên là một điều có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, ảnh hưởng rất nhiều đến phong thủy. Tuy nhiên, có nhiều người lại chưa biết cách bố trí bàn thờ tổ tiên sao cho hợp lý nhất, đặc biệt là những người khi chuyển về một nơi ở mới. Chính vì vậy, qua bài viết này, mình sẽ chia sẻ đến các bạn cách bài trí bàn thờ gia tiên sao cho hợp phong thủy nhất nhé!

Một số quy tắc cần chú ý khi bài trí bàn thờ gia tiên khi về nhà mới

  • Bàn thờ phải được đặt ở vị trí chính giữa để tạo nên sự đối xứng, cân bằng với không gian.
  • Theo các chuyên gia phong thủy, bàn thờ tổ tiên nên để ở tầng 1 để tiện cho việc chăm sóc, thắp hương và vệ sinh.
  • Bát hương là thứ không thể thiếu khi bài trí bàn thờ. Bát hương sẽ được đặt trước bài vị của tổ tiên. Khi thắp hương, bạn chỉ được dùng 1 hay 3 que hương để thắp. Khi bát hương đầy thì bạn cũng cần nên rút bớt tro và chân hương để bát hương được thông thoáng hơn.
  • Trên bàn thờ, bạn có thể bày một số vật dụng khác lên bàn thờ như: lọ hoa, nến, đèn thờ, túi hương,… Tuy nhiên, cũng phải tùy theo kích cỡ của bàn thờ để bài trí.
  • Nên để những đồ chay, hoa quả, bánh kẹo,… lên bàn thờ. Tuyệt đối không để đồ tươi sống.
  • Nếu bạn muốn đặt tượng thần phật lên bàn thờ tổ tiên, thì hãy sắp xếp tượng phật nằm bên trái, còn bát hương nằm bên phải. Lưu ý, bài vị của tổ tiên phải đặt thấp hơn so với tượng phật để tránh gây mất cân bằng về mặt tâm linh và phong thủy.
Một số quy tắc cần chú ý khi bài trí bàn thờ gia tiên

Một số quy tắc cần chú ý khi bài trí bàn thờ gia tiên

Cách bố trí bàn thờ tổ tiên

Khi chuyển đến nhà mới, sẽ có 2 trường hợp chính buộc bạn phải tìm hiểu cách sắp xếp bàn thờ tổ tiên. Đó là: Chuyển bàn thờ từ nhà cũ đến nhà mới hoặc Lập bàn thờ mới cho ngôi nhà. Song, dù là trường hợp nào thì bạn vẫn phải tuân thủ theo cách bày bàn thờ sau:

 Khám thờ:

  • Khám thờ hiểu nôm na là một món đồ thờ cúng, bên trong đặt các linh vị tổ tiên và cực kỳ quan trọng đối với những gia đình có truyền thống, gia phả lâu đời. Chúng thường được làm bằng gỗ, hoa văn trang trí cầu kỳ. Người ta thường đặt khám thờ ở một góc tường trong phòng khách.

Ngai thờ:

  • Hay còn gọi là ỷ thờ, thường được dùng để thay thế cho khám thờ. Như đã nói ở trên, do khám thờ có hoa văn cầu kỳ, và thường được dùng bởi những gia đình có gia phả lâu đời. Bởi vậy, người ta thay thế chúng bằng ngai thờ cho gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí và không gian..
Ngai thờ

Ngai thờ

Ảnh thờ:

  • Hình ảnh của người đã khuất trong gia đình được đặt theo nguyên tắc Nam tả Nữ hữu. Tức là ảnh thờ của đàn ông thì đặt bên trái, của phụ nữ thì đặt bên phải. Lưu ý là xét theo hướng chủ tọa bàn thờ (phía trong nhìn ra).

Đèn Thái Cực:

  • Đèn Thái Cực tượng trưng cho ngôi Thái Cực của Đức Chí Tôn. Dành cho những người chưa biết, ngôi Thái Cực là một khối Đại linh quang, là khởi điểm của càn khôn vũ trụ. Mỗi linh hồn của chúng ta là một điểm Tiểu linh quang được chiết ra từ khối Đại linh quang ấy. Đèn Thái Cực thường được đặt ở ở giữa bàn thờ, bên dưới chân Khám thờ (hoặc Ngai thờ). Quan niệm cho rằng, đèn phải luôn được thắp sáng, dẫu có cúng hay không. Bởi lẽ, chúng còn tượng trưng cho cái tâm của ta (vì vậy nên còn được gọi là đèn tâm đăng) nên phải luôn luôn đốt sáng. Hiện nay, người ta thường chuộng sử dụng đèn điện thay vì đèn dầu như ngày xưa. Mục đích là giúp việc thắp sáng đèn Thái Cực thuận tiện và an toàn hơn.
Đèn Thái Cực

Đèn Thái Cực

Bộ đỉnh hương:

  • Combo đầy đủ của bộ đỉnh hương gồm: lư đồng ở vị trí trung tâm, và 2 cây nến đồng (hoặc 2 con hạc đồng) ở 2 bên. Chúng thường được dùng để đốt trầm trong các dịp lễ, giúp không gian cúng trở nên uy nghiêm, trang trọng. Tuy vậy, vai trò của bộ đỉnh hương cũng không cao lắm trong phong thủy nên không có cũng không sao.

Bình hoa & Mâm quả:

  • Nhìn từ bên ngoài vào thì bình hoa sẽ được đặt bên phải, còn mâm ngũ quả sẽ được đặt bên trái.

Cặp chân nến:

  • Hay còn gọi là cặp Lưỡng Nghi, được dùng để đựng nến cây. Theo quan niệm dân gian, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi nên cần có 2 chân nến ở 2 bên góc bàn thờ. Từ bên trong nhìn ra, thì chân nến bên trái tượng trưng cho mặt trời, bên phải tượng trưng cho mặt trăng.
Cặp chân nến

Cặp chân nến

Bát hương:

  • Đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng khi bài trí bàn thờ tổ tiên. Hiểu đơn giản thì đây là nơi để thắp nhang, tưởng nhớ người quá cố. Số lượng bát hương ngày xưa thường là số lẻ để thờ cúng cho các đối tượng khác nhau. Nhưng hiện nay, đa số gia đình tối giản chỉ còn 1 bát hương để ở giữa bàn thờ.

Ba ly nước:

  • Chúng thường được dùng để đựng nước hoặc rượu trong mỗi dịp cúng lễ, thắp hương. Ba cốc nước này được để ở chính giữa, trước bát hương, phía ngoài cùng của bàn thờ.
Ba ly nước

Ba ly nước

Một số lưu ý “nhẹ” về vị trí đặt bàn thờ tổ tiên:

  • Không nên kê bàn thờ ở gần nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc những nơi ẩm thấp, bẩn thỉu. Bởi lẽ, những nơi đó không phù hợp với không gian linh thiêng.
  • Nên đặt bàn thờ ở những nơi yên tĩnh, tránh nơi ồn ào. Có thể đặt bàn thờ ở tầng cao nhất hoặc hẳn 1 phòng thờ riêng.
  • Tránh để bàn thờ hướng về phía cửa ra vào hoặc cửa sổ. Bởi theo phong thủy học, hướng ra cửa sẽ làm hao khí, hạn chế may mắn của gia chủ.
  • Nếu nhà nhỏ, bàn thờ hướng trực tiếp ra lối đi, hãy che rèm hoặc bình phong để tách biệt không gian thờ cúng.
  • Không để gương phản chiếu trước bàn thờ.
  • Không để bàn thờ trước phòng ngủ hay nhìn thẳng về phía phòng ngủ để tránh bất kính với tổ tiên.

Vị trí đặt bàn thờ tổ tiên

Vị trí đặt bàn thờ tổ tiên



Trên đây là những thông tin chi tiết về cách bài trí bàn thờ gia tiên khi chuyển nhà mà bạn nên biết. Hy vọng, qua những chia sẻ của mình, các bạn sẽ có cho mình cái nhìn tổng quát nhất để có thể tạo nên không gian thờ cúng hợp với phong thủy!

By Nguyễn Thành Hưng -
5/5 - (1000 votes)

Thông tin khác