• Phone/Zalo: 0888 889968
  • xetaithanhhung.vn@gmail.com
  • Địa chỉ: 72 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TPHCM
  • Bãi Xe: 18 QL1A, Tân Thới An, Quận 12, TPHCM

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
0888 889968


Dịch Vụ

CBM là gì? Cách quy đổi và tính CBM trong xuất nhập khẩu

CBM là gì? Cách quy đổi cũng như cách tính CBM trong xuất nhập khẩu như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của Xe Tải Thành Hưng để có lời giải đáp nhé.

CBM là gì?

CBM là gì? Đây là từ viết tắt của cụm từ “Cubic Meter”, hay còn được gọi là mét khối (m3). CBM được dùng để đo khối lượng, kích thước của gói hàng, được các nhà vận chuyển áp dụng để tính chi phí vận chuyển. Nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.

CBM là ký hiệu thường thấy trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu, gặp rất nhiều ở vận chuyển đường bộ, hàng không, đường thủy. Công ty vận tải giao nhận hàng hóa sử dụng CBM để tính giá cước vận chuyển hàng. Khi tính CBM, bạn có thể quy đổi sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.

CBM là gì trong ngành xuất nhập khẩu

CBM là gì trong ngành xuất nhập khẩu

Loại container Chiều dài Chiều rộng Chiều cao Sức chứa Tối đa
Container 20 feet 589 cm 234 cm 238 cm 26-28 CBM 33 CBM
Container 40 feet 1200 cm 234 cm 238 cm 56-58 CBM 66 CBM
Container 40 feet HC 1200 cm 234 cm 269 cm 60-68 CBM 72 CBM
Container 45 feet HC 1251 cm 245 cm 269 cm 72-78 CBM 86 CBM

CBM có vai trò như thế nào trong xuất nhập khẩu

Vai trò của CBM trong xuất nhập khẩu được thể hiện cụ thể như sau:

  • Đây là đại lượng được dùng để đo hàng hóa trong vận chuyển trong nược hay xuất nhập khẩu hàng hóa ra vào nước ta hiện nay và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đại lượng này được dùng để đo khối lượng của hàng hóa vận chuyển dưới nhiều hình thức khác nhau như vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy hay là đường hàng không.
  • Đây là đại lượng dùng để đo chính xác khối lượng hàng hóa, từ đó giúp tạo cơ sở để tính toán cho giá cước vận chuyển hàng hóa ngày nay trên thị trường của nhiều liên doanh vận tải, liên doanh xuất nhập khẩu khác nhau.
  • CBM còn giúp cho quá trình sắp xếp và tính toán phương tiện vận chuyển được tốt nhất. Thực hiện việc sắp xếp vị trí hàng hóa một cách khoa học để không bị quá rộng hoặc quá trọng tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc là đường hàng không hiện nay.
Vai trò của CBM trong xuất nhập khẩu

Vai trò của CBM trong xuất nhập khẩu

Cách quy đổi và tính CBM trong xuất nhập khẩu

Ở phần trên, Xe Tải Thành Hưng đã giải đáp cho các bạn về CBM là gì? Vai trò của CBM trong xuất nhập khẩu. Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ cập nhật cách quy đổi cũng như công thức tính CBM trong xuất nhập khẩu, cùng theo dõi nhé.

Cách quy đổi CBM

Hàng hóa xuất nhập khẩu khi được quy đổi từ CBM sang Kg sẽ giúp cho nhà vận chuyển tính toán được chi phí vận chuyển một cách dễ dàng và hợp lý về mọi mặt hàng. Theo quy đổi chung từ CBM sang Kg, thì khi vận chuyển các lô hàng từ 2 loại trở lên bạn sẽ không bị lỗ. Ngoài ra, tùy vào loại phương tiện vận chuyển mà cũng sẽ có cách quy đổi CBM riêng. Tỷ lệ quy đổi CBM của đường bộ, đường biển, đường hàng không cụ thể như sau:

Phương Tiện 1 CBM/Kg
Đường Hàng Không 167 kg
Đường Bộ 333 kg
Đường Biển 1000 kg

Công thức tính CBM

  • CBM = (Chiều dài  x  Chiều rộng  x  Chiều cao)  x Số lượng kiện

Chẳng hạn: Lô hàng của bạn bao gồm 10 thùng carton có kích thước là:  2m x 2.5m x 2.5m => CBM = (2 x 2.5 x 2.5) x 10 = 125 (CBM).

Hướng dẫn cách tính CBM (cước vận chuyển hàng hóa)

Trong vận chuyển đường bộ (Road)

So sánh trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng của lô hàng, giá trị nào lớn hơn thì sẽ được lấy làm giá trị tính cước phí vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, hằng số quy ước trọng lượng thể tích của đường bộ là 333 kg/ cbm.

Trong vận chuyển đường bộ (Road)

Trong vận chuyển đường bộ (Road)

Ví dụ: Lô hàng có 10 kiện, với các thông số như sau:

  • Kích thước của mỗi kiện: 150cm x 120cm x 150cm.
  • Trọng lượng của mỗi kiện: 500kg/ kiện.

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng trên.

Tổng trọng lượng của lô hàng trên = 10 (số kiện hàng) x 500kg (trọng lượng của mỗi kiện) = 5.000 kg.

Bước 2: Tính thể tích của lô hàng trên.

  • Thể tích của 1 kiện = (150 x 120 x 150)/1000000 = 2,7 cbm (m3).
  • Tổng thể tích của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 2,7 (thể tích 1 kiện hàng) = 27 cbm.

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng = (tổng thể tích của lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích).

  • Như đã nên ở trên, hằng số quy ước trọng lượng thể tích của vận chuyển đường bộ là 333 kg/ cbm.
  • Vậy trọng lượng thể tích của lô hàng = 27 cbm x 333kg/ cbm = 8. 9991 kg.

Bước 4: So sáng tổng trọng lượng với trọng lượng thể tích của lô hàng trên.

  • Tổng trọng lượng của lô hàng là 5.000 kg.
  • Tổng trọng lượng thể tích của lô hàng là 8. 9991 kg.

=> Trọng lượng thể tích lớn hơn (>) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 8.991 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng.

Trong vận chuyển đường hàng không (Air)

So sánh trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng lô hàng, giá trị nào lớn hơn thì sẽ được lấy làm giá trị tính cước phí vận chuyển hàng hóa. Nhưng khác hằng số quy ước trọng lượng thể tích của đường hàng không là 167 kg/ cbm , cụ thể như sau:

Trong vận chuyển đường hàng không (Air)

Trong vận chuyển đường hàng không (Air)

Ví dụ: Lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số như sau:

  • Kích thước của mỗi kiện là: 50cm x 60cm x 50cm.
  • Trọng lượng của mỗi kiện là: 100kgs /kiện.

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng trên.

Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 100Kg (trọng lượng mỗi kiện) = 1.000 kg.

Bước 2: Tính thể tích của lô hàng: (số kiện hàng x thể tích kiện hàng).

  • Thể tích của một kiện hàng = (50 x 60 x 50)/1000000 = 0,15 cbm (m3).
  • Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 0,15 (thể tích 1 kiện hàng) = 1,5 cbm.

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng: ( tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích).

  • Như đã nên ở trên, hằng số quy ước trọng lượng thể tích của vận chuyển đường bộ là 167 kg/ cbm.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 1,5 cbm x 167 kg/ cmb = 250,5 kg.

Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của Lô hàng.

  • Tổng trọng lượng của lô hàng = 1.000 kg.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 250,5 kg.

=> Trọng lượng thể tích nhỏ hơn (<) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thực tế 1.000 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng.

Trong vận chuyển đường biển (Sea)

Cũng giống như vận chuyển đường bộ và đường hàng không, cũng so sánh trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng lô hàng, giá trị nào lớn hơn sẽ được lấy làm giá trị tính cước phí vận chuyển hàng hóa.

Trong vận chuyển đường biển (Sea)

Trong vận chuyển đường biển (Sea)

Ví dụ: Lô hàng bao gồm 10 kiện, với các thông số như sau:

  • Kích thước của mỗi kiện: 120cm x 100cm x 150cm.
  • Trọng lượng của mỗi kiện: 800kgs /kiện.

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng trên.

Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 800Kg (trọng lượng mỗi kiện) = 8.000 kg.

Bước 2: Tính thể tích của lô hàng: (số kiện hàng x thể tích kiện hàng).

  • Thể tích của một kiện hàng = (120 x 100 x 150)/1000000 = 1,8 cbm (m3).
  • Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 1,8 (thể tích 1 kiện hàng) = 18 cbm.

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng: ( tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích).

  • Hằng số quy ước trọng lượng thể tích trong vận chuyển đường biển là 1000 kg/ cbm.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 18 cbm x 1000 kg/ cmb = 18.000 kg.

Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của Lô hàng.

  • Tổng trọng lượng của lô hàng = 8.000 kg.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 18.000 kg.

=> Trọng lượng thể tích lớn hơn (>) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 18.000 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng.

Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích và có thể giúp bạn hiểu hơn về cách tính số khối cho hàng hóa vận chuyển. Từ đó, có thể tính toán được chi phí cước vận chuyển cho hàng hóa của mình. Nếu bạn vẫn còn đang thắc cần được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với Xe Tải Thành Hưng nhé.

Xem thêm: 3PL là gì? Ưu, nhược điểm của mô hình 3PL trong ngành Logistics

By Nguyễn Thành Hưng -
Rate this post

Thông tin khác

Tin Tức