• Phone/Zalo: 0888 889968
  • xetaithanhhung.vn@gmail.com
  • Địa chỉ: 72 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TPHCM
  • Bãi Xe: 18 QL1A, Tân Thới An, Quận 12, TPHCM

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
0888 889968


Dịch Vụ

CIF là gì? Tìm hiểu về điều kiện CIF trong xuất nhập khẩu

CIF là gì? Điều kiện sử dụng CIF trong xuất nhập khẩu là gì? Khi nào nên sử dụng CIF và trách nhiệm của bên mua lẫn bên bán như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây của Xe Tải Thành Hưng nhé.

Điều kiện CIF là gì?

CIF là viết tắt của Cost (tiền hàng), Insurance (bảo hiểm) và Freight (cước phí). Thông thường, điều kiện này sẽ được viết liền với một cái tên cảng biến nào đó bất kỳ (ví dụ: CIF Haiphong). Nội dung của CIF quy định rằng người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình khi lô hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, tuy nhiên lại phải chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng đích.

Lưu ý rằng, điều khoản CIF chỉ được phép áp dụng cho vận tải biển và đường thuỷ nội địa.

Điều kiện CIF là gì?

Điều kiện CIF là gì?

Chuyển giao rủi ro trong CIF là gì?

Theo như điều khoản đã được quy định trong CIF, rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng. Người bán sẽ phải có trách nhiệm mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau khi đã hoàn tất thì sẽ chuyển bảo hiểm cho người mua cùng với những chứng từ liên quan. Do đó, bên được bảo hiểm sẽ là bên mua hàng hóa. Khi xảy ra bất kỳ tổn thất không mong muốn nào trong quá trình vận chuyển lô hàng, người mua sẽ là bên đứng ra đòi bảo hiểm bảo thường.

Với quy định của CIF, thì bên bán sẽ phải có trách nhiệm trả chi phí vận chuyển lô hàng nhưng sẽ không cần phải chịu rủi ro cho lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển.

Trách nhiệm của người bán và người mua trong CIF

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm CIF là gì thì những quy định liên quan đến nghĩa vụ của người bán và người mua trong điều kiện CIF cũng là nội dung cần nắm rõ, cụ thể như sau:

Xuất hàng

Xuất hàng

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI MUA
Cung cấp hàng hóa: Người bán giao hàng, cung cấp hóa đơn thương mại, hoặc chứng từ điện tử tương đương, cung cấp bằng chứng của việc giao hàng (vận đơn đường biển). Thanh toán: Người mua thanh toán tiền mua hàng cho người bán theo như quy định trong hợp đồng mua bán
Giấy phép và thủ tục: Người bán cung cấp giấy phép xuất khẩu, hoặc giấy ủy quyền từ địa phương cho lô hàng xuất khẩu. Giấy phép và thủ tục: Người mua thực hiện thông quan và xin giấy phép nhập khẩu cho hàng hóa
Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Người bán ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa ở điều khoản bảo hiểm thông thường và chịu chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng chỉ định trên con tàu chuyên đi biển (hoặc có thể tàu dùng trong đường thủy nội địa). Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Người mua không có nghĩa vụ ký kết các hợp đồng vận chuyển chính (main carriage) và bảo hiểm cho lô hàng. Với CIF, nghĩa vụ này thuộc về người bán hàng
Giao hàng: Người bán có trách nhiệm giao hàng lên trên con tàu tại cảng chỉ định. Nhận hàng: Khi người bán giao hàng đến thì người mua có trách nhiệm nhận hàng được giao đến tại cảng dỡ hàng chỉ định.
Chuyển giao rủi ro: Rủi ro của bên bán chuyển sang bên mua khi hàng được giao qua lan can tàu. Chuyển giao rủi ro: Người mua hoàn toàn chịu mọi rủi ro về thiệt hại và mất mát sau thời điểm hàng hóa được giao xong xuống boong tàu (on board)
Cước phí: Người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng hóa lên tàu, chi phí bốc hàng và cả chi phí vận chuyển hàng cho đến cảng dỡ, chi phí mua bảo hiểm, khai hải quan, nộp thuế xuất khẩu và các lệ phí khác tại nước xuất khẩu. Cước phí: Người mua chịu mọi chi phí liên quan đến hàng hóa phát sinh sau thời điểm hàng hóa được giao lên tàu. Chi phí người mua phải chi trả còn liên quan đến việc dỡ hàng tại cảng đến, (trừ phi có quy định trong hợp đồng chi phí này do người bán chịu) ,phí nộp thuế nhập khẩu và làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Thông báo cho người mua: Khi hàng hóa bắt đầu được giao đi, người bán thông báo cho người mua về tình trạng hàng hóa sau thời điểm đó. Thông báo cho người bán: Người mua phải thông báo cho người bán thông tin liên quan đến thời hạn vận chuyển của lô hàng, tên cảng dỡ hàng được chỉ định.
Bằng chứng giao hàng, các chứng từ vận chuyển hoặc chứng từ điện tử tương đương: Khi bộ chứng từ gốc được in ra sau khi hàng được giao lên tàu, người bán bằng chi phí của mình có nghĩa vụ chuyển đầy đủ bộ chứng từ này cho người mua. Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận chuyển hoặc các chứng từ điện từ tương đương: Người mua chấp nhận các chứng từ vận chuyển của người bán dưới các hình thức phù hợp.
Kiểm tra: Người bán chịu chi phí cho việc kiểm tra, quản lý chất lượng, đo lường, cân, kiểm đếm, đóng gói và ký hiệu hàng hóa. Nếu cần phải đóng gói đặt biệt, người mua thông báo cho người bán chi phí tăng thêm và bên mua chịu phần chí phí phát sinh này. Kiểm nghiệm: Trừ khi có các hàng rào kiểm dịch bắt buộc tại nước xuất khẩu, các chi phí cho kiểm tra, xét nghiệm phải do người mua chi trả trước.
Nghĩa vụ khác: Người bán hỗ trợ trong việc lấy các chứng từ bổ sung được yêu cầu liên quan đến hàng hóa. Nghĩa vụ khác: Hỗ trợ người bán cung cấp các chứng từ bổ sung khi được yêu cầu.

Nên mua CIF trong trường hợp nào và lưu ý khi sử dụng?

Khi nào nên mua CIF?

CIF được đánh giá là một điều khoản có lợi dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc những doanh nghiệp mới tham gia mua bán quốc tế và lượng hàng hóa chưa nhiều. Trong điều khoản này, trách nhiệm của người mua hàng hóa cao hơn người bán nhưng về mặt chi phí. Họ sẽ phải chịu ít hơn do người bán đã chịu các chi phí cước biển,… chuyển hàng đến nước của người mua.

CIF có thể khiến người mua tốn nhiều tiền hơn vì người bán trực tiếp làm việc với bên vận chuyển, có được giá họ mong muốn như cách kiếm thêm lợi nhuận. Bên cạnh đó, khi lượng hàng nhiều hơn, người mua có thể sẽ gặp phải khó khăn khi kiểm soát hàng hóa. Vì kể từ khi hàng được xếp lên tàu, người bán đã không còn trách nhiệm đối với hàng hóa nên nếu có vấn đề gì phát sinh trong quá trình vận chuyển, người bán có thể sẽ không thể xử lý kịp thời, thông tin sẽ đến chậm với người mua do phải qua các bên trung gian.

Khi nào nên mua CIF chuyển hàng đường biển

Khi nào nên mua CIF chuyển hàng đường biển

Những lưu ý khi sử dụng CIF

Điều kiện CIF chỉ áp dụng cho những kiện hàng được giao bằng đường biển và đường thủy nội địa. Theo quy định của điều kiện CIF, cho dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng/giao container ở cảng biển lớn thì hàng hóa phải nằm trên tàu rồi thì người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.

Trường hợp hãng tàu yêu cầu người bán hạ container hàng ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển bởi chính hãng tàu còn người bán sẽ không thể kiểm soát được rủi ro đối với hàng của mình suốt quãng đường này. Nếu chẳng may có xảy ra rủi ro, người bán phải gánh mà không phải người mua. Mâu thuẫn ở đây có thể hiểu là hãng tàu (do người mua thuê) gây ra lỗi lầm vận chuyển ra cảng biển lớn, khiến hàng hóa bị hư hao nhưng người bán phải chịu thiệt hại.

Do đó, người bán cần nhớ rằng, nếu giao hàng bằng container, hãng tàu yêu cầu người bán chở hàng đến giao ở như trên thì người bán nên chuyển sang sử dụng điều kiện CIP thay vì dùng CIF để người bán có thể kết thúc trách nhiệm ngay khi đã giao hàng cho hãng tàu.

Người bán trả tiền cước thuê tàu đến cảng đích nhưng người bán chỉ gánh rủi ro liên quan đến hàng cho tới khi hàng lên tàu xong. Mọi rủi ro đối với hàng hóa trên đường biển và cả đoạn đường về sau ở nội địa nước người mua là do người mua chịu.

>> Xem thêm: CFR là gì? Tìm hiểu về điều kiện CFR trong xuất nhập khẩu

By Nguyễn Thành Hưng -
Rate this post

Thông tin khác

Tin Tức