• Phone/Zalo: 0888 889968
  • xetaithanhhung.vn@gmail.com
  • Địa chỉ: 72 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TPHCM
  • Bãi Xe: 18 QL1A, Tân Thới An, Quận 12, TPHCM

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
0888 889968


Dịch Vụ

Tìm hiểu về những bộ phận chính của tủ lạnh mà bạn cần biết

Tủ lạnh là vật dụng được dùng để bảo quản thức ăn trong mỗi gia đình. Dù là rất quen thuộc, nhưng vẫn có một số người không biết về cấu tạo của chiếc tủ lạnh. Bài viết sau đây của Xe Tải Thành Hưng sẽ bật mí cho các bạn những bộ phận của tủ lạnh, cùng theo dõi nhé.

Những bộ phận chính của tủ lạnh

Dàn nóng tủ lạnh

Dàn nóng hay còn được gọi là dàn ngưng tủ lạnh, nó đảm nhiệm vai trò rất quan trọng trong việc làm lạnh. Bộ phận này được chế tạo từ ống đồng và được mắc song song với nhau, chức năng chính là xả nhiệt ra bên ngoài.

Khi gas được đưa tới dàn nóng, chúng sẽ ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao, nhiệt độ thấp và thực hiện quá trình thải nhiệt ra bên ngoài môi trường trước khi tới van tiết lưu.

Bộ phần dàn nóng tủ lạnh

Bộ phần dàn nóng tủ lạnh

Dàn lạnh

Dàn lạnh còn có tên gọi khác là dàn bay hơi, với thiết kế gồm nhiều ống đồng vận chuyển khí gas lạnh được mắc song song với các lá nhôm tản nhiệt có mật độ dày, để hấp thụ nhiệt độ tốt.
Khi hoạt động thì dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt ở trong tủ bằng môi chất lạnh sau đó xả ra phía bên ngoài qua dàn nóng.

Bộ phận dàn lạnh

Bộ phận dàn lạnh

Chất làm gas

Chất làm gas là một dạng chất lỏng rất dễ bay hơi, nó được đặt ở phía trong của tủ lạnh nhằm mục đích tạo nhiệt độ lạnh cho tủ lạnh. Hiện nay, có rất nhiều hệ thống lắp đặt công nghệ ứng dụng amoniac tinh khiết giống như chất làm lạnh. Trong đó thì gas R134A là loại gas được sử dụng phổ biến nhiều nhất.

Chất làm gas

Chất làm gas

Khay tủ lạnh

Khay tủ lạnh hay còn được biết đến với tên gọi là ngăn nhựa tủ lạnh, nó có vai trò giúp ngăn cách không gian bên trong tủ lạnh thành nhiều ngăn khác nhau. Việc này giúp cho người dùng tiện lợi hơn trong việc sắp xếp, bố trí thực phẩm gọn gàng và khoa học hơn.

Khay tủ lạnh

Khay tủ lạnh

Mạch điều khiển

Đây chính là bo mạch của hệ thống làm lạnh, có vai trò kiểm soát cũng như chi phối mọi hoạt động của tủ lạnh. Các thương hiệu sản xuất có thể giống nhau về cấu tạo bên ngoài nhưng mạch điều khiển thì sẽ khác nhau hoàn toàn, phụ thuộc vào đặc trưng riêng của mỗi hãng.

Mạch điều khiển tủ lạnh

Mạch điều khiển tủ lạnh

Block máy nén tủ lạnh

Đây là bộ phận khá quan trọng, có nhiệm vụ hút toàn bộ hơi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi và duy trì áp xuất cần để bay hơi ở nhiệt độ thấp.
Ngoài ra, nó còn nén hơi ở áp suất và bay hơi đến đến nơi ngưng tụ áp xuất, rồi sau đó đẩy vào dàn ngưng. Phải đủ năng suất, lưu thông môi trường chất qua máy nén, khối lượng thích hợp với tải nhiệt của dàn bay hơi lẫn dàn ngưng tụ.
Chu trình này hoạt động hoàn toàn khép kín. Mặt khác, còn có máy nén roto được dùng ở máy điều hòa nhiệt độ và rất ít thấy trong tủ lạnh gia đình.

Block máy nén tủ lạnh

Block máy nén tủ lạnh

Timer hẹn giờ

Bộ phận này được thiết kế phía sau lưng của tủ lạnh, ở trong hộp điện gần bên Compressor hoặc nằm ở ngăn rau quả thông qua từng Model. Nó còn có chức năng chạy theo chu trình 8 đến 12 giờ nhằm chuyển mạch ngắt Compressor sang chế độ xả đá.

Timer hẹn giờ tủ lạnh

Timer hẹn giờ tủ lạnh

Motor quạt dàn nóng và dàn lạnh

Bộ phận này được trang bị ở trên ngăn đá, với khả năng lấy gió trao đổi nhiệt lạnh ở phía trong tủ lạnh và thổi hơi lạnh ở ngăn đá xuống ngăn dưới rau quả. Đặc biệt, nó chỉ có ở những tủ lạnh không đóng tuyết.

Nguyên lý làm việc của tủ lạnh

Nguyên lý làm việc của tủ lạnh được chia làm 4 bước như sau:

Bước 1: Tại Block, nén khí gas

Tủ lạnh có một máy nén, nó được dùng để nén môi chất làm lạnh lên áp suất cao và nhiệt độ cao, lúc này trạng thái ở môi trường chất là khí gas.

Bước 2: Ngưng tụ tại dàn nóng

Sau khi đi qua máy nén, môi chất được đẩy tới dàn nóng, tại đây môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao được không khí làm mát và ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp. Đồng thời, đây cũng là nơi diễn ra quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ, vì thế khi bạn sờ tay vào bên hông tủ nơi đặt dàn ngưng tụ bạn sẽ cảm thấy nóng.

Bước 3: Giãn nở

Tiếp theo môi chất lỏng ở áp suất cao đi qua thiết bị dãn nở, dưới tác dụng của van tiết lưu môi chất biến từ áp suất cao và nhiệt độ thấp thành áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

Bước 4: Hóa hơi tại dàn lạnh

Ở đây môi chất lạnh nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ lạnh để hóa hơi, trong quá trình hóa hơi môi chất sẽ thu nhiệt của không khí trong tủ lạnh và làm lạnh môi trường trong tủ lạnh. Sau khi hóa hơi thì môi chất lạnh (khí gas) sẽ trở về máy nén để tiếp tục một chu kỳ mới.

Nguyên lý làm việc của tủ lạnh

Nguyên lý làm việc của tủ lạnh

Những lưu ý khi sử dụng tủ lạnh

  • Khi làm mát dàn lạnh, để tủ lạnh cách xa tường (khuyến nghị khoảng cách tối thiểu 10cm). Đảm bảo không khí lưu thông tốt.
  • Nên vệ sinh tủ lạnh 1 lần/ tháng.
  • Khi vệ sinh tủ lạnh, cần tắt nguồn điện và lấy tất cả thức ăn ra ngoài.
  • Không nên vệ sinh đệm cao su, ngăn đá tủ lạnh bằng các vật dụng cứng hoặc sắc nhọn. Đảm bảo phần đáy của tủ lạnh không có nước đọng lại.
  • Đặt thực phẩm và đồ ăn lại sau khi đã vệ sinh sạch sẽ và tủ lạnh đã đạt nhiệt độ lạnh tiêu chuẩn.
  • Mỗi tháng, vặn núm điều chỉnh (Thermostat) về ON/OFF để tủ lạnh nghỉ khoảng 30 phút.
  • Đừng nhồi nhét quá nhiều đồ vào trong tủ.
  • Hạn chế mức độ thường xuyên cũng như thời gian bạn mở tủ lạnh quá lâu.
  • Không bảo quản thức ăn nóng, thức ăn thừa, thức ăn sống chưa gói trong tủ lạnh.
  • Nếu tủ lạnh tắt hoặc mở nhưng phát ra tiếng kêu lục cục, điều đó cho thấy vít của dàn lạnh bị lỏng. Bạn hãy rút phích cắm điện ra và vặn chặt các vít lại nhé.

Như vậy Xe Tải Thành Hưng vừa mang đến cho bạn những kiến thức về những bộ phận của tủ lạnh và nguyên lý làm việc của tủ lạnh. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại hữu ích dành cho các bạn.

>> Xem thêm: Cách chở tủ lạnh bằng xe đi an toàn, đúng cách bạn nên biết

By Nguyễn Thành Hưng -
5/5 - (2 bình chọn)

Thông tin khác

Tin Tức