• Phone/Zalo: 0888 889968
  • xetaithanhhung.vn@gmail.com
  • Địa chỉ: 72 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TPHCM
  • Bãi Xe: 18 QL1A, Tân Thới An, Quận 12, TPHCM

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
0888 889968


Dịch Vụ

Cross Docking là gì? Tất tần tật về mô hình Cross Docking

Cross Docking là gì? Ưu nhược điểm của mô hình Cross Docking là gì? là những thắc mắc của không ít người làm việc liên quan đến kho vận. Để biết chi tiết hơn về khái niệm của Cross Docking và ưu, nhược điểm cụ thể của mô hình này như thế nào. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây của Xe Tải Thành Hưng nhé.

Cross Docking là gì? Phân loại như thế nào?

Khái niệm Cross Docking

Cross Docking là một kỹ thuật trong khâu Logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ cũng như thu gồm hàng hóa trong quá trình hoạt động tại kho. Cross Docking được áp dụng phổ biến trong các khâu sản xuất, phân phối, vận tải của ngành logistics. Hàng hóa sẽ được đưa đến nơi tiêu thụ mà sẽ không cần phải thông qua bất kỳ khâu trung chuyển qua các kho bãi nào, nên giúp tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian.

Cross Docking là gì?

Cross Docking là gì?

Tuy nhiên, phương thức này cũng cần phải có một địa điểm để tập kết hàng, nhưng không dùng để lưu trữ mà chỉ để tập hợp hàng hóa lại với nhau để chuyển sang các phương tiện vận tải và chuyển giao tới từng khách hàng.

Chính vì thế, để nhà kho không trở thành nơi lưu trữ hàng như các khu vực lưu trữ khác, thì hàng hóa sẽ phải được lưu tại điểm tập kết trên tối đa dưới 1 giờ trong thời gian đợi phân phối đến người dùng.

Phân loại Cross Docking

  • Loại có thể sử dụng ở tất cả các kho và chuyển một sản phẩm từ khu nhận hàng cho đến khu chuyển hàng một cách trực tiếp giúp khách hàng biết trước được gọi là Cross Docking cơ hội.
  • Khi sản phẩm đến từ nhiều nhà cung cấp và được phân loại để bán cho các cửa hàng bán lẻ được gọi là Cross Docking bán lẻ.
  • Khi quá trình vận chuyển hàng được kết hợp với các lô hàng đến từ các nhà vận tải khác nhau hoặc được chia theo các gói nhỏ sẽ được gọi chung là Cross Docking vận tải.
  • Với dạng vận tải có sự thu gom sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp vào các pallet, khi có thành phẩm cuối cùng thì pallet được giao sẽ được gọi là Cross Docking nhà phân phối.
  • Với dạng Cross Docking sản xuất thì đây là dạng có hỗ trợ thu gom các nguồn đầu vào và hỗ trợ quá trình sản xuất.
Mô hình Cross Docking

Mô hình Cross Docking

Tất tần tật về mô hình Cross Docking

Cách thức vận hành Cross Docking

Cross Docking sẽ chuyển lô hàng trực tiếp đến các trailer đi và bỏ qua khâu trung gian. Thông thường thì các lô hàng sẽ mất khoảng 1 ngày ở Cross Docking, nhưng đôi khi có thể là 1 giờ.

Đây được xem là cơ sở trung chuyển, tiếp nhận xe chở hàng đã được phân loại và thu gom với các sản phẩm khác. Thực hiện sắp xếp hàng hóa sang các xe tải đầu ra (outbound trucks). Sau đó thì các xe này sẽ vận chuyển hàng hóa đến khu sản xuất hoặc đến các cửa hàng bán lẻ.

Ưu nhược điểm của kho Cross Docking

Ưu điểm

  • Giúp hạn chế được hàng tồn kho, tạo không gian rộng rãi cho kho và giảm các chi phí gây ra bởi hàng tồn kho.
  • Giúp giảm chi phí vận chuyển đối với các đơn vị bán lẻ khi áp dụng mô hình Cross Docking, vì nó giúp họ nhận được đủ số hàng có thể được lưu trữ tốt tại kho cá nhân.
  • Giúp cho quá trình lưu thông hàng được diễn ra nhanh chóng hơn. Qua đó giúp cho việc kiểm tra, lưu dữ hàng hóa dễ dàng hơn.

Nhược điểm

Đối với những doanh nghiệp vận tải nhỏ và bán lẻ, thông thường các lô hàng mà họ nhận được từ nhà cung cấp là loại hàng hóa không đầy xe. Điều này dẫn đến không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc gom các lô hàng lại với nhau để lấp đầy trọng tải của trailer. Từ đó phát sinh thêm nhiều chi phí khác nhau.

Ưu, nhược điểm mô hình Cross Docking

Ưu, nhược điểm mô hình Cross Docking

Sự khác nhau của Cross Docking và kho hàng truyền thống

Điểm chung giữa Cross Dockingkho hàng truyền thống là về mục đích sử dụng. Theo đó mục đích của 2 loại kho này đều là giúp cho việc vận chuyển hàng hóa tới tay khách hàng được diễn ra nhanh chóng hơn giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại cũng như chi phí. Nhưng nhìn chung thì 2 hình thức kho này vẫn có một số điểm khác biệt như sau:

  • Đối với kho hàng truyền thống: Duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách. Các sản phẩm sau đó sẽ được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi các đơn hàng bổ sung được đưa đến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định.
  • Đối với  Cross Docking: Khách hàng được biết trước về sản phẩm đến kho và sản phẩm này không có nhu cầu để lưu trữ.

Cross Docking và chuỗi cung ứng có mối quan hệ gì?

Mô hình Cross Docking và chuỗi cung có mối quan hệ được xét theo khía cạnh như sau:

  • Xét trên góc độ quản lý: Cross Docking được xem là một hoạt động rất phức tạp. Nó là sự kết hợp giữa nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng. Hoạt động này làm tăng chi phí, đôi khi còn gây ra sự trở ngại trong quá trình thực hiện.
  • Về phía cung: Nhà cung ứng có thể đạt được yêu cầu cung cấp các mặt hàng có số lượng nhỏ một cách thường xuyên hơn. Tuy nhiên, sẽ vẫn phải thực hiện việc dán nhãn giá, mã vạch.
  • Về phía cầu: Khách hàng có thể đạt yêu cầu về việc đặt hàng vào một ngày nhất định. Bên cạnh đó còn có thể cho phép lead time giao hàng nhiều hơn 1 ngày.
Sự giống nhau giữa mô hình Cross Docking và chuỗi cung ứng

Sự giống nhau giữa mô hình Cross Docking và chuỗi cung ứng

Lưu ý: Tất cả các yêu cầu trên đều dẫn đến việc gia tăng thêm các chi phí khác, ngoài ra còn làm gia tăng sự phối hợp với các đối tác kênh.

Các mặt hàng phù hợp khi áp dụng mô hình Cross Docking

Dưới đây là một số mặt hàng có thể áp dụng theo mô hình Cross Docking:

  • Hàng hóa, sản phẩm dễ hỏng cần được giao ngay lập tức.
  • Những mặt hàng, sản phẩm đang khuyến mãi hoặc đang được tung ra thị trường.
  • Các đơn đặt hàng đã được đặt trước chọn trước, đóng gói hoàn chỉnh từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng.
  • Những mặt hàng cao cấp không cần được giám sát chất lượng trong suốt quá trình chuyển hàng.
  • Những sản phẩm được gắn thẻ (mã vạch, RFID) hoặc sẵn sàng mang ra bán cho khách hàng.

Trên đây là chia sẻ của Xe Tải Thành Hưng về Cross Docking là gì? Ưu, nhược điểm của mô hình Cross Docking. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu thêm về kỹ thuật này để đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho mình.

Xem thêm: Chuỗi cung ứng là gì? Các thành phần tạo nên chuỗi cung ứng

By Nguyễn Thành Hưng -
5/5 - (2 bình chọn)

Thông tin khác

Tin Tức