Khi xây nhà, bạn có rất nhiều việc cần phải làm bên trong ngôi nhà như: Trang trí nội thất cho căn phòng khách và phòng ngủ, sắp xếp vật dụng nhà bếp,… Việc xem phong thuỷ các phần bên ngoài của ngôi nhà cũng không kém phần quan trọng như: Cách xác định hướng cổng chính chuẩn phong thủy như thế nào? Vị trí đặt cổng nhà theo phong thủy ra sau? và cả những điều kiêng kỵ khi xây dựng làm cổng nhà.
Cổng nhà không chỉ có tính năng bảo vệ, tăng thêm thẩm mỹ cho không gian mà còn liên quan mật thiết tới yếu tố phong thủy.Song song với việc chọn kiểu dáng cũng như thiết kế của cửa, cũng cần chú trọng đến kích thước phong thủy. Vậy kích thước cổng nhà theo phong thủy bao nhiêu là tốt? Cùng Xe Tải Thanh Hưng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Quan niệm của ông cha ta ngày xưa cho rằng nên “xây nhà cao cửa rộng” sẽ mang lại sự thuận lợi cho việc làm ăn, gia đình được hạnh phúc và ấm êm. Tuy nhiên thì quan niệm này không hoàn toàn chính xác hẳn. Việc thiết kế chiều rộng của cửa cổng cần phải xem xét các yếu tố về diện tích mặt tiền của ngôi nhà, kích thước lỗ ban. Thông thường khi thiết kế người ta sẽ sử dụng lỗ ban để làm căn cứ chính giúp xác định được kích thước cổng nhà.
Mặt tiền là không gian đằng trước của ngôi nhà. Nếu nhà bạn có mặt tiền thoáng rộng nên thiết kế cửa chính có chiều rộng cộng lớn. Ngược lại, thì với những không gian chật hẹp hơn hoặc trường hợp nhà không có mặt tiền thì không nên lựa chọn cổng lớn, sẽ làm ảnh hưởng xấu đến phong thủy cổng nhà và mất thẩm mỹ toàn ngôi nhà.
Thước lỗ ban là một dụng cụ chuyên dụng dùng đo đạc các thông số nhà cửa. Trên thước có sẵn các cung mệnh cùng với vạch số khoảng cách địa lý nhằm mục đích hỗ trợ giúp phân biệt được vị trí tốt – xấu trong phong thủy. Trong thực tế, đối với cả nhà cấp bốn, nhà mặt phố hay biệt thự thì chiều rộng của cổng nhà phổ biến sẽ từ 2m trở lên.
Bên cạnh chiều rộng của cửa, chiều cao cửa cổng bao nhiêu là đẹp cũng là một vướng mắc lớn. Nhiều người sẽ chủ động thiết kế theo ý thích bản thân và khá đơn giản. Ý kiến này chỉ đúng khi bạn chưa hiểu rõ được cách xác định chiều cao của cổng nhà theo phong thủy. Trước khi chọn chiều cao cổng nhà bạn nên cân nhắc tương xứng với chiều rộng của cổng. Bạn không thể lựa chọn cửa cổng hẹp nhưng chiều cao thì vượt lên quá mức.
Bên cạnh đó, thì yếu tố cảnh quan nội thất và mặt tiền cũng sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của cổng. Nếu bạn dùng cổng có mái che thì chiều cao cánh cổng cần thấp hơn khoảng 40-50cm so với nền của mái che. Giúp cho tổng thể không gian được thông thoáng, hút vượng khí tốt hơn. Ngược lại nếu cổng nhà bạn không có mái che bên trên, nên thiết kế chiều cao của cổng lớn hơn so với chiều rộng cổng.
Ở các đô thị và những thành phố lớn, ngồi nhà thường chỉ sử dụng cổng 1 cánh. Nhằm tạo cho không gian cảnh quan bắt mắt, đảm bảo theo quy định quy hoạch đô thị của chính quyền đề ra. Những kiến trúc sư và các chuyên gia phong thủy khuyến cáo nên chọn kích thước cổng nhà 1 cánh theo thước lỗ ban cửa cổng chuẩn phong thủy là 81cm x 212cm, tức:
Trường hợp khuôn cổng dày 4.5cm thì kích thước cổng nhà theo lỗ ban chính xác là:
Đối với khuôn cửa dày 6cm, khi xác định chiều cao cổng thì cần phải tính theo công thức:
Lưu ý:
Nếu nhà bạn có cổng 2 cánh sẽ có 2 trường hợp: Cửa cổng 2 cánh lệch nhau hoặc 2 cánh cân bằng. Mỗi loại sẽ có kích thước khác biệt, cụ thể như sau:
Hai cánh cổng lệch nhau chắc chắn sẽ có một cánh to và một cánh nhỏ hơn. Những thông số kích thước cổng thường gặp:
Chi tiết khung cửa chiều dày 4.5cm, kích thước cổng nhà:
Chi tiết khung cửa chiều dày 6cm, kích thước:
Những ngôi nhà sử dụng cổng có 2 cánh bằng nhau thường có thiết kế cân xứng. Loại cửa này có kích thước hai chiều. Chiều rộng và chiều cao tương ứng là 109x212cm, 126x212cm hoặc 153x212cm, thậm chí có thể lên tới 176x212cm đối với không gian rộng thoáng.
Với khung cửa chiều dày 4.5cm, kích thước cổng nhà chi tiết:
hoặc chiều rộng cổng = 126cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng là 135cm
hoặc chiều rộng cổng = 153cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng là 162cm
hoặc chiều rộng cổng = 176cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng là 185cm.
Với khung cửa chiều dày 6cm, kích thước chi tiết:
hoặc chiều rộng cổng = 126cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải, tổng là 138cm
hoặc chiều rộng cổng = 153cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải, tổng là 165cm
hoặc chiều rộng cổng = 176cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải, tổng là 188cm.
Cổng nhà 4 cánh có hai loại: Cửa 4 cánh gồm 2 cánh chính – 2 cánh phụ và cửa 4 cánh cân bằng.
Đây là loại cửa thường được sử dụng cho nhà có thiết kế mặt tiền hẹp. Lúc này kích thước cổng đẹp với 4 cánh phù hợp là 176x212cm hoặc 211x212cm:
Với khuôn cửa dày 4.5cm
Hoặc chiều rộng cổng = 211 cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng bằng 220cm.
Với khuôn cửa dày 6cm
Hoặc chiều rộng cổng = 211 cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải, tổng bằng 223cm.
Với cửa nhà 4 cánh cân bằng, kích thước chiều rộng x chiều cao tương ứng thường là 236x212cm, 255x212cm, 262x212cm, 282x212cm, 341x212cm hoặc 360x212cm. Tuy nhiên với mỗi kích thước khuôn cửa khác nhau thì chiều dài và chiều rộng cửa có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể như sau:
Khi khuôn cửa dày 4.5cm
Hoặc chiều rộng cổng bằng 255cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng chiều rộng cửa là 264cm.
Hoặc chiều rộng cổng bằng 262cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng chiều rộng cửa là 271cm.
Hoặc chiều rộng cổng bằng 282cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng chiều rộng cửa là 291cm.
Hoặc chiều rộng cổng bằng 341 cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng chiều rộng cửa là 350cm.
Hoặc chiều rộng cổng bằng 360 cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải, tổng chiều rộng cửa là 369cm.
Trường hợp khuôn cửa dày 6cm áp dụng cách tính tương tự.
Cổng nhà cho ô tô có kích thước bao nhiêu còn phụ thuộc vào loại xe bạn lựa chọn. Thông thường thì chiều rộng của cổng nhà để ô tô ra vào được thoải mái thường gấp 1.5 lần kích thước chiều rộng xe. Còn chiều cao sẽ cân đối sao cho phù hợp với không gian tổng thể.
Bài viết trên Xe Tải Thanh Hưng đã giải đáp chi tiết tới bạn kích thước cổng nhà chuẩn phong thủy. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về cách xác định kích thước cổng tiêu chuẩn phù hợp với từng ngôi nhà khác nhau.
Vận tải hàng hóa, cũng giống như các hoạt động kinh tế khác, chịu sự điều chỉnh của các hiệp định pháp lý nhất định. Nhờ đó, cơ quan có thẩm quyền đã kiểm...
Bốc xếp hàng hóa là một giai đoạn trong quy trình vận chuyển hàng hóa cung cấp đến cho thị trường. Công đoạn này yêu cầu sự cẩn thận và nên được chú trọng...
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã triển khai “Luồng xanh” đối với các xe tải chở hàng (21/07). Nhằm giúp cho nhiều phương tiện, dễ dàng lưu thông trong suốt 24/24 giờ. Việc...
Vận chuyển và giao hàng luôn luôn luôn song hành khi bán hàng trực tuyến. Một chiếc hộp đẹp mắt và cách đóng gói kỹ lưỡng sẽ giúp cửa hàng tạo ấn tượng tích...
Vận tải đa phương thức là gì? Loại hình vận tải này có những đặc điểm gì? Và các chứng từ vận tải đa phương thức là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài...
Lễ cúng Tân Gia hay lễ Nhập Trạch được xem là thủ tục quan trọng khi chuyển về nhà mới. Vì sao phải cần chuẩn bị mâm lễ cúng tân gia, cúng tân gia...