• Phone/Zalo: 0901334979
  • chuyennhathanhhungvietnam@gmail.com
  • Địa chỉ: 72 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TPHCM
  • Bãi Xe: 18 QL1A, Tân Thới An, Quận 12, TPHCM

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC
1800.0077

[Giải Đáp] Mâm cúng cô hồn đơn giản gồm những gì? Ăn được không?

Theo quan niệm của dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được xem là “tháng cô hồn”, dễ mang đến những điều không tốt đẹp, có thể là điều xui. Vì thế, để hạn chế sự xui xẻo nên lễ cúng cô hồn được ra đời. Vậy để cúng cô hồn bàn cần phải chuẩn bị những lễ vật gì? Cùng Xe Tải Thanh Hưng tìm hiểu về mâm cúng cô hồn đơn giản qua bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc của tục cúng cô hồn

Theo nhiều quan niệm xưa cho rằng, tục cúng cô hồn được bắt nguồn từ truyền thuyết ở Trung Hoa. Nó bắt đầu từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh mở cửa Quỷ Môn Quan để cho các cô hồn, ma quỷ được phép trở về dương gian với mục đích toàn tụ với gia đình, sớm được siêu thoát và có thể đầu thai chuyển kiếp. Đến đúng 12h ngày 14/7 âm lịch thì cửa địa ngục sẽ đóng lại và các ma quỷ phải trở về.

Chính vì thế, đến tháng 7 âm lịch thì người trần thường cúng đồ như cơm vắt, cháo trắng, gạo, muối, cho các cô hồn để chúng không quấy nhiễu. Thông thường, cúng cô hồn sẽ diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14, những ngày khác của tháng thì hoạt động này không diễn ra nhiều. Vì đây là tháng xá tội vong nhân nên người ta sẽ kiêng một số hoạt động lớn như mua xe, mua nhà, nhập trạch hay cưới hỏi,…

Nguồn gốc của tục cúng cô hồn

Nguồn gốc của tục cúng cô hồn

Các câu hỏi thường gặp khi chuẩn bị cúng cô hồn

Để cúng cô hồn tháng 7 hiệu quả theo quan niệm của dân gian và phong tục truyền thống có từ lâu đời của người Việt có thể tham khảo một sộ các câu hỏi thường gặp khi chuẩn bị cúng cô hồn mà Xe Tải Thanh Hưng đã tổng hợp như sau:

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào?

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào sẽ là phù hợp nhất. Có rất nhiều người cho rằng cúng cô hồn phải bắt đầu từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch. Nhưng cũng có một số người cho rằng cúng vào ngày rằm là tốt nhất.

Theo các nhà nguyên cứu văn hóa Trịnh Sinh, việc cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch là tính ngưỡng dân gian, được truyền miệng chứ không có một quy định hay một quy tắc nào cụ thể. Vì vậy, chúng có nhiều các dị bản, áp dụng cho các vùng miền với những phong tục khác nhau.

Theo các nhà nguyên cứu, thì cúng vào ngày rằm tháng 7 là chính nhất còn nếu trường hợp không có điều kiện, thì thời gian cúng cô hồn có thể từ ngày 10 đến 15/7 là thời điểm thích hợp. Bạn cũng không nên quá câu nệ hay áp đặt theo một thể thức nhất đình.

Cúng cô hồn vào giờ nào chuẩn nhất?

Việc cúng cô hồn cũng cần phải lựa chọn giờ phù hợp mới thể hiện được tính nhân văn của phong tục này. Theo quan niệm dân gian thì cúng cô hồn vào giờ nào sẽ chuẩn nhất? Đấy là vào giờ dậu từ 17 giờ đến 19 giờ.

Lý giải cho điều này, nhiều người cho rằng, giờ Dậu là giờ chập choạng tối, dương khí giảm bớt, âm khí bắt đầu mạnh lên nhưng chưa phải là mạnh nhất. Lúc này thì cô hồn mới có thể ăn uống được. Nếu bạn cúng vào ban ngày, thì cô hồn sẽ bị ánh sáng làm cho hồn xiêu phách tán, không thụ hưởng được các lễ vật.

Chính vì thế, giờ dậu là giờ được nhiều người lựa chọn để cúng cô hồn. Tuy nhiên, cúng vào giờ nào thì cũng nên diễn ra trước 12h ngày 15/7 âm lịch mới thể hiện được ý nghĩa bố thí cho các cô hồn.

Nên cúng cô hồn vào giờ nào?

Nên cúng cô hồn vào giờ nào?

Nên cúng cô hồn ở đâu

Khác với những lễ cúng khác, thường được làm trong nhà thì cúng cô hồn tuyệt đối không được thực hiện trong nhà. Vậy thì nên cúng cô hồn ở đâu? Theo như quan niệm dân gian bạn có thể cúng cô hồn ở ngoài hành lang, trước cửa nhà, cúng ở ngã ba, cổng làng hoặc cúng ở dọc đường,… đều sẽ được, miễn là ngoài các khu vực sống của ngôi nhà.

Người xưa thì cho rằng, cúng cô hồn sẽ khiến cho vong hồn dễ vào nhà quấy rối không yên. Khi gia chủ đọc bài văn cúng hoặc khấn Nôm theo tâm nguyện, sau đó sẽ có lời “tiễn vong” đi. Lúc này thì muối với gạo sẽ được vãi ra sân, đường… Vàng mã và quần áo sẽ được đem đi đốt cho vong lên đường về với âm giới.

Với một số gia đình có điều kiện cúng cô hồn có thể cúng gia tiền. Sau khi kết thúc lễ cúng hãy lấy muối, gạo, cơm rắc ra ngoài cửa theo 4 phương 8 hướng để mang ý nghĩa bố thí cho các cô hồn lang thang, vất vưởng.

Đồ cúng cô hồn có ăn được không?

Đồ cúng cô hồn dành cho các vong linh vất vưởng vì thế bạn không nên ăn. Theo như quan niệm của dân gian thì những đồ dành cho người cõi âm, có âm khí rất nặng, ăn vào sẽ khiến cho con người rất dễ ngã bệnh. Tuy nhiên, khi giải thích theo hướng khoa học, ông Hà Thanh (viện nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người) cho các rằng các phẩm vật, đồ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch cũng như các đồ cúng chúng sinh đều để ở ngoài trời khá lâu, rất dễ bị ngụi lạnh, bám bụi bẩn, đôi khi có các côn trùng bu vào dẫn đến không sạch sẽ.

Chính vì vậy, khi ăn vào sẽ không an toàn cho cơ thể của bạn. Bởi vì thế, nhiều người sau khi cúng sẽ bỏ chứ không ăn những món đồ cúng cô hồn.

Có nên cúng cô hồn vào hàng tháng hay không?

Bên cạnh lễ cúng cô hồn được diễn ra ở tháng 7, ngày nay nhiều người Việt cũng cúng cô hồn hàng tháng. Hầu hết diễn ra ở các gia đình làm ăn kinh doanh, cúng cô hồn để tránh bị quẫy nhiễu công việc làm ăn của mình. Vậy thì có nên cúng cô hồn hàng tháng hay không?

Theo như những tìm hiểu của Xe Tải Thanh Hưng thì việc cúng cô hồn hàng tháng còn tùy thuộc vào tín ngưỡng và điều kiện của bạn. Nếu muốn bạn có thể cúng, còn không thì cũng không ảnh hưởng gì.

Mâm cúng cô hồn tháng 7 cần những lễ vật gì?

Bên cạnh mâm cơm cúng tổ tiên, thì mâm cúng cô hồn tháng 7 cho chúng sinh cũng rất quan trọng. Theo như quan điểm của nhiều người, nếu cúng không đúng thì có thể gây ra tình trạng phản tác dụng và mang lại những điều xui xẻo hơn. Xe Tải Thanh Hưng sẽ gửi đến bạn cách chuẩn bị lễ vật trong mâm cúng cô hồn. Hy vọng bạn có thể tìm thấy được thông tin hữu ích qua bài viết này:

Mâm cúng cô hồn gồm những lễ vật gì?

Mâm cúng cô hồn gồm những lễ vật gì?

Mâm cúng cô hồn đơn giản

Để chuẩn bị được một mâm cúng cô hồn đơn giản, bạn cần phải sắm sửa các lễ vật sau đây: 1 đĩa muối gạo,giấy tiền vàng bạc, giấy áo. Trong đó thì giấy áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ, tiền vàng từ 15 trở lên, cháo trắng nấu loãng chia thành 12 chén nhỏ, hay là cơm vắt: 3 vắt; Bánh kẹo, tiền mặt (tiền thật với các loại mệnh giá khác nhau); Mía (chặt từng khúc nhỏ độ 15cm và để nguyên vỏ); 12 cục đường thẻ, khoai lang, sắn, ngô luộc; Bắp rang,…; Nước: 3 ly nhỏ, 2 ngọn nến nhỏ và 3 cây nhan.

Tùy thuộc vào các vùng miền khác nhau sẽ có thêm hoặc bớt các vật phẩm khác nhau cho phù hợp với từng địa phương.

Cách bài trí mâm cúng cô hồn đơn giản

Cách bài trí mâm cúng cô hồn đơn giản cũng cần phải lưu ý một vài điểm. Như việc cúng cô hồn thì không cúng gà hay xôi. Lưu ý cách xếp tiền khi cúng cô hồn khi rải sấp tiền vàng ra mâm, hãy để theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và mỗi hướng sẽ có 3 – 5 – 7 cây hương.

Đồ lễ cúng cô hồn được chia thành: bánh, kẹo, sữa, bim bim, bỏng nẻ, khoai sắn, ngô dùng để cúng các bé đỏ, thai nhi. Cháo loãng, nước mía là đồ cúng cho các vong linh, bởi vong linh có cổ bé, quỷ đói rất thích ăn những món ăn này.

Ngoài ra trong lễ xá tội vong nhân, sau khi đã thực hiện xong lễ cũng bạn rắc muối, gạo, quẩy cháo để bố thí thức ăn khắp 4 phương 8 hướng để giúp các cô hồn có thể dễ dàng hưởng thụ được thức ăn. Sau khi bạn đọc văn khấn cúng cô hồn xong nên đốt đồ mã cho cô hồn nhận và đi ngay, không luẩn quẩn quấy nhiễu gia chủ.

Sau khi đã cúng cô hồn xong, đồ ăn bạn không nên ăn mà hãy mang cho gà, lợn, cá ăn bởi đồ ăn khi cúng lâu ngoài trời dễ bị ô nhiễm, không sạch sẽ. Bện cạnh đó, quan niệm đồ cúng đồ cúng dành cho người âm thì cũng không ai dám ăn.

Cách bày trí mâm cúng đơn giản

Cách bày trí mâm cúng đơn giản

Hướng dẫn cúng cô hồn theo truyền thống dân gian

Hướng dẫn cách cúng cô hồn chung hàng tháng trong năm

Cúng cô hồn chung hàng tháng trong năm bạn cần lựa chọn những ngày theo điều kiện của gia đình. Thông thường, người ta sẽ chọn ngày mùng 2 và ngày 16. Khi cúng cô hồn hàng tháng bạn cũng cần phải chuẩn bị các lễ vật như muối gạo, cháo trắng. Bạn nên cúng trước cửa hoặc ngoài đường, tuyệt đối không nên cúng trong nhà.

Sau khi kết thúc lễ cúng cô hồn, bạn hãy rải gạo, muốn theo 4 phương 8 hướng. Đây cũng là một nghi thức tiễn cô hồn, tránh bị quấy nhiễu. Nếu có vàng mã thì bạn cũng nên đốt luôn sau khi đã cúng.

Hướng dẫn cách cúng cô hồn mùng 2 và ngày 16 hàng tháng

Như đã đề cập ở trên, cúng cô hồn vào mùng 2 và ngày 16 hàng tháng được nhiều người thực hiện ở bên ngoài căn nhà. Đặc biệt là đối với các gia đình làm ăn kinh doanh, thường cúng cô hồn hàng tháng để tránh bị quấy nhiễu công việc làm ăn của họ.

Chủ thể áp dụng cúng cô hồn mùng 2 và ngày 16:

Như đã nói ở trên, mùng 2 và ngày 16 hàng tháng chỉ có những người làm ăn kinh doanh hay buôn bán mới cúng để giúp cho công việc làm ăn được thuận lợi hơn, tránh bị những cô hồn phá việc làm ăn của họ.

Để cúng cô hồn hàng tháng, gia chủ thường sắp xếp một mâm cúng giống như ngày rằm tháng 7, cũng khấn và tiễn cô hồn. Tuy nhiên, thì việc chuẩn bị những mâm cúng cô hồn hàng tháng cũng sẽ đơn giản hơn.

Cách cúng cô hồn mùng 2 và ngày 16:

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật như gạo, muối, cháo trắng, mía, vàng mã, hương,… Gia chủ sẽ mang ra trước cửa nhà hoặc ngoài sân để đọc bài văn cúng khấn bái. Trong lúc đọc phải đọc chuẩn, tĩnh tâm, đúng tên tuổi, địa chỉ của gia chủ. Sau khi đã cúng xong thì phải rải gạo và muối ra 4 phương 8 hướng để cô hồn có thể hưởng lễ vật cũng như tiễn cô hồn. không để vong linh ở lại quấy phá.

Một số lưu ý quan trọng khi cúng cô hồn:

  • Cúng cô hồn vào ngày mùng 2 và ngày 16 tuyệt đối không được cúng trong nhà.
  • Bởi vì cúng trong nhà đồng nghĩa với việc bạn đang rước ma quỷ vào nhà.
  • Nên cúng vào các buổi sáng sớm sẽ tốt hơn.
  • Sau khi đã cúng cô hồn không nên giữ lại đồ cúng.
  • Nên mang đồ cúng đi cho gà, lợn, cá ăn.
  • Phần gạo muối thì nên đem ra đường, tố nhất nên rắc ở ngã 3 đường.
Một số lưu ý quan trọng khi cúng cô hồn

Một số lưu ý quan trọng khi cúng cô hồn

Hướng dẫn cách cúng cô hồn tháng 7

Cúng cô hồn trùng rằm tháng 7 hàng năm được xem là ngày “xá tội vong nhân”. Theo như truyền thuyết của ngày xưa thì từ ngày 2 đến ngày 7 âm lịch, Diêm Vương sẽ mở cửa địa ngục cho các vong hồn khi tại thế thấtcơ lỡ vận, không có nơi nương tựa và phải chịu nhiều oán trái của kiếp trước,…

Cúng ngày cô hồn trùng vào ngày rằm tháng 7 thường sẽ tổ chức lễ vật đầy đủ đủ hơn so với các ngày cúng cô hồn khác. Lễ cúng thường được tổ chức vào các ngày 14/7 hoặc 15/7. Vì quan niệm của dân gian cho rằng, đây được xem là thời gian vong linh đang trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc thích hợp để cúng cô hồn chuẩn nhất.

Chủ thể cúng cô hồn:

Cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7 thường được áp dụng cho mọi gia đình. Vì ý nghĩa cúng cô hồn chính là sự bố thí, thể hiện tấm lòng nhân văn yêu thương chúng sinh.

Gia chủ khi làm lễ cúng khấn các cô hồn là để tránh được sự quấy rối của các linh hồn. Đồng thời cũng là một cách giúp các vong linh sớm được hồi hương và sớm ngày được siêu thoát.

Hướng dẫn cách cúng cơ bản:

Cúng cô hồn tháng 7 gia chủ cần phải chuẩn bị các lễ vật đã kể ở trên. Không nên cúng ở trong nhà, cần đưa ra ngoài đường, ngoài sân, ngã 3 hoặc trước cổng làng,… Trước khi cúng, gia chủ cần ăn mặc nghiêm chỉnh, đọc bài văn cúng khấn bái để tránh ruốc vong linh vào nhà. Trong bài văn khấn tuyệt đối không được quên đọc to tên, địa chỉ của gia chủ.

Một số lưu ý khi cúng cô hồn vào rằm tháng 7:

  • Không cúng cô hồn bằng xôi, gà. Khi rải sấp tiền vàng ra mâm cần phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và mỗi hướng từ 3 – 5 – 7 cây hương. Bày lễ cúng trước cửa nhà hoặc ngoài sân.
  • Sau khi cúng xong nên đốt các vật dụng cúng ngay tại chỗ, không nên mang đồ cúng vào nhà.
  • Nếu trước khi cúng chưa kịp thắp nhan hoặc khấn vái mà có người tranh nhau giật đồ thì cứ để vậy. Bởi vì theo quan niệm khi giật lại sẽ gặp xui xẻo.

Bài khấn văn cúng cô hồn đầy đủ

Sau khi chuẩn bị xong lễ vật cúng cô hồn thì gia chủ tiến hành cúng bái. Bạn có thể tham khảo bài bài văn khấn dưới đây:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng – che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Việc cúng cô hồn là một nghi thức không quá phức tạp. Mâm cúng cô hồn đơn giản cũng không có quá nhiều các lễ vật. Bạn chỉ cần theo danh sách gợi ý trên của Xe Tải Thanh Hưng sắp xếp đúng cũng như ghi nhớ các lưu ý khi cúng cô hồn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ phần nào đó giúp ích cho bạn.

>> Xem thêm: [Giải Đáp] Mùng 1 có kiêng chuyển nhà không?

By Quang Tiến -
5/5 - (2 votes)

Thông tin khác