Trấn trạch là một trong những nghi thức, thủ tục quan trọng khi xây nhà, làm nhà của người Việt. Vậy trấn trạch là gì? Có những loại trấn trạch nào? Lễ trấn trạch nhà mới cần phải gồm những gì? Để giúp mọi người hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây Xe Tải Thanh Hưng sẽ tổng hợp tất tần tật những thông tin về trấn trạch nhà mới cho mọi người cùng tham khảo.
Trấn trạch là từ Hán Việt, được hiểu theo nghĩa đen là canh giữ nhà cửa. Mục đích chính của việc làm lễ trấn trạch nhà mới là giúp cho ngôi nhà luôn được ổn định, tránh những tác động xấu từ bên ngoài hay các tà khí. Tạo vượng khí cho ngôi nhà để gia chủ làm ăn phát đạt, khỏe mạnh và bình an.
Từ đời xưa thì phép trấn trạch đã có nguồn gốc từ phong tục tập quán của nhân dân ta. Khi đó, người ta cho rằng việc giải trừ những tai ách dựa vào các thế lực thần bí,là nguyên nhân phúc họa của con người.
Vì vậy người xưa thường dựa vào phép trấn trạch nhà mới để thực hiện nguyện vọng cầu may, xua đuổi tà ma, mong sự bình an cho gia đình. Từ đó, phép trấn trạch nhà mới được lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay.
Ở Việt Nam, các gia đình sẽ tiến hành nghi thức trấn trạch khi gặp một trong các trường hợp sau đây:
Theo quan niệm từ xưa của ông cha ta, mỗi một vùng đất sẽ đều có long mạch phía bên dưới, long mạch vượng thì ngôi nhà nằm trên mảnh đất đó sẽ vượng theo. Khi long mạch bị tổn thương và bị đứt ra sẽ làm ảnh hưởng rất xấu đến gia đình, nhất là trong việc làm ăn, gây ra lục đục trong nhà. Do đó, khi phát hiện ra long mạch của mảnh đất bị tổn thương, gia chủ sẽ tiến hành nghi lễ trấn trạch hay làm lễ hàn long mạch.
Ngày nay, để đề phòng những nguồn năng lượng xấu xâm nhập, trong quá trình làm lễ nhập trạch nhà mới, gia chủ sẽ thực hiện luôn nghi thức trấn trạch. Mục đích chính để làm vượng khí cho ngôi nhà mới, tạo sự bình an, cầu sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình để an cư lạc nghiệp.
Đất nền của ngôi nhà có nhiều hàn khí, mức năng lượng thấp hoặc không có cũng là một trường hợp cần phải được trấn trạch. Bởi vì, hàn khí và mức năng lượng thấp sẽ gây ra bất lợi cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình như: đau ốm liên miên, luôn trong tình trạng mệt mỏi,…
Nếu ngôi nhà của bạn đang ở gần với những khu nghĩa địa, hay gần bãi chiến trường xưa, hố chôn tập thể,…. thường sẽ phải làm lễ trấn trạch. Như vậy sẽ giúp cho gia đình tránh được sự xâm nhập của những vong hồn vất vưởng, âm khí từ bên ngoài vào đất nhà, gây ra sự xáo trộn, thậm chí là phá đường làm ăn của gia chủ.
Ngày nay, có rất nhiều những biện pháp trấn trạch để mọi người có thể lựa chọn. Mỗi biện pháp sẽ có các thế mạnh khác nhau để trấn áp và bảo vệ sự bình an cho nhà cửa, đất đai của gia chủ.
Biện pháp đầu tiên mà Xe Tải Thanh Hưng muốn nhắc đến chính là sử dụng linh vật. Đây được xem là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Theo phong thủy nội thất, linh vật mang sức mạnh to lớn có thể trấn áp được những nguồn năng lượng xấu xâm nhập.
Vật phẩm phong thủy sẽ là những vật phẩm hợp mệnh với gia chủ, giúp tạo năng lượng tốt, hình thành nên vượng khí cho ngôi nhà hay mảnh đất đó. Một số loại linh vật và vật phẩm phong thủy được sử dụng để trấn trạch bao gồm:
Một biện pháp có phần phức tạp hơn nhưng lại vô cùng hữu hiệu dùng để trấn trạch chính là sử dùng bùa. Vậy thì bùa trấn trạch là gì?
Đây là một loại bùa chú xin từ những pháp sư có tiếng. Khi tạo bùa chú phải được thực hiện ban đêm, pháp sư cần phải tịnh khẩu, tịnh thân và tịnh đàn mới có thể vẽ ra được tấm bùa trấn trạch tốt nhất. Sau khi vẽ xong, lá bùa này sẽ phải được pháp sư đó bái lạy, trình bày rõ ràng khi cầu xin vị thần nào ẩn thân trong lá bùa, trấn trạch nhà nào, gia chủ tên gì.
Lưu ý khi sử dụng bùa trấn trạch, gia chủ cần phải có hiểu biết một chút kiến thức về phong thủy, có tham khảo chọn thầy pháp uy tín để thực hiện. Tránh trường hợp mất tiền nhưng lại dính phải tai họa gió bay.
Trong nghi lễ trấn trạch nhà mới, gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ những điều kiện sau đây.
Mâm lễ trấn trạch nhà mới sẽ tùy tâm. Nếu tất cả thành viên trong gia đình theo Phật từ trước có thể làm mâm cúng chay. Còn nếu không theo đạp Phật có thể làm mâm cơm, tuy nhiên các đồ mặn cần phải mua ở ngoài về. Tuyệt đối không được phép sát sinh vào ngày làm lễ trấn trạch đó.
Chuẩn bị thêm 1 lọ hoa 5 – 7 – 9 bông ở bên cạnh.
Tùy theo gia chủ có thể chọn linh vật hoặc bùa chú để trấn trạch. Nếu chọn linh vật nên tìm vị trí đặt phù hợp. Nên tham khảo ý kiến của nơi bạn thỉnh linh vật hoặc bùa trấn trạch để có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Sau khi đã chuẩn bị linh vật và mâm lễ tươm tất. Nếu trường hợp không mời được sư thầy hoặc thầy pháp về làm lễ. Bạn có thể tiến hành làm lễ và đọc văn khấn trấn trạch như sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương
– Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
– Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.
– Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thủy Bá, Thổ Hầu, Thổ Tú, Thổ Tôn, Thần Quan.
Con kính lạy gia Tiên tiền tổ nội ngoại họ ……..gia, cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.
Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….
Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)
Hôm nay, ngày…… Tháng ….. năm….. (Âm lịch) Tại địa chỉ:…………………………..
Nhân ngày lành tháng tốt chúng con nhất tâm xin phép lễ Trấn trạch trên đất này để xây vách dựng nhà. Kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Tiên gia, Tôn Thần cùng Gia tiên họ…….
Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp ở xứ này, hôm nay con xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép trấn trạch linh vật để trạch đất được an định. Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy, người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.
Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ.
Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con nguyện năng tu phước thiện, tránh dữ làm lành, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất trả lời cho câu hỏi trấn trạch nhà mới là gì? Trấn trạch nhà mới gồm những gì? Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các gia chủ để gia đạo luôn bình an, sức khỏe và tài lộc.
>> Xem thêm: [Bật Mí] Treo gương bát quái vào giờ nào để chuẩn tâm linh.
Làm thế nào để mang hải sản lên máy bay? Cách vận chuyển hải sản tươi sống bằng máy bay như thế nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Xe Tải Thành...
Bạn đang thắc mắc xe chuyên dùng là gì? Đây là một thuật ngữ dùng để các chỉ loại xe được sử dụng trong những lĩnh vực khác nhau. Có công năng và tính...
Chuyển nhà Thành Hưng lừa đảo? Đây là câu nói bạn đang nghe đồn, nhưng người thân, bạn bè của bạn lại sử dụng dịch vụ chuyển nhà của Xe Tải Thành Hưng thì...
Mẫu hợp đồng thuê kho bãi, nhà xưởng để kinh doanh sản xuất là một trong những loại hợp đồng pháp lý quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất...
Nhận được yêu cầu chuyển toàn bộ tòa nhà Bảo hiểm Xã hội TP.HCM từ trụ sở số 117C đường Nguyễn Đình Chính, P.15, Q.Phú Nhuận đến địa điểm làm việc đến trụ sở...
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã triển khai “Luồng xanh” đối với các xe tải chở hàng (21/07). Nhằm giúp cho nhiều phương tiện, dễ dàng lưu thông trong suốt 24/24 giờ. Việc...