Cách vận chuyển cá cảnh đi xa không chết, bạn đã biết chưa? Dù là cá lớn hay nhỏ, mắc tiền hay rẻ tiền đi nữa, ai cũng muốn sau khi vận chuyển cá cảnh của mình vẫn còn sống khỏe mạnh và không bị chết. Vậy làm sao để có thể vận chuyển các cảnh đi xa không bị chết? Tìm hiểu ngay bài viết sau đây của Xe Tải Thành Hưng để có đáp án nhé.
Kinh nghiệm vận chuyển cá cảnh đi xa
Dụng cụ đựng cá
- Lựa chọn túi đựng cá phù hợp, dựa vào kích thước của cá cảnh. Lưu ý khi vận chuyển quảng đường dài và lâu ngày, bạn nên chọn túi đựng cá to hơn 1 tí nhé. Thông thường người ta sẽ sử dụng túi nilon để đựng cá cảnh khi vận chuyển đi xa.
- Để tránh tình trạng bị thủng, ạnb nên sử dụng 2 – 3 lớp túi nilon nhé. Nếu cá cảnh của bạn được vận chuyển đi xa hoặc qua đường hàng không, bạn nên sử dụng thêm 1 chiếc thùng xốp bên ngoài để bảo vệ cá. Nó vừa giúp bạn hạn chế được các rủi ro và còn đảm bảo nhiệt độ tốt cho cá cảnh bên trong.
- Trường hợp nếu bạn nhận thấy thời gian vận chuyển cá có thể kéo dài hơn 10 giờ. Bạn cần sử dụng băng keo tối màu để quấn quanh bịt dựng cá. Nó sẽ giúp cách nhiệt và tạo môi trường tốt nhất cho cá cảnh bên trong.
Chuẩn bị túi đựng cá
Bổ xung dưỡng khí Oxy
- Bởi vì phải sống trong môi trường nước ít nên lượng oxy sẽ rất nhanh hết. Do đó, bạn cần chuẩn bị lượng dưỡng khí dự trữ cho cá (nếu quảng đường vận chuyển xa).
- Bạn có thể bơm trực tiếp dưỡng khí oxy vào bên trong túi đựng cá. Hoặc có sử dụng các viên oxy có bán tại các cửa hàng cá cảnh trên toàn quốc.
Chăm sóc cá trước khi vận chuyển
- Tùy vào từng dòng cá cảnh khác nhau mà bạn có thể cho chúng ăn ít hoặc nhịn ăn trong vòng từ 24 đến 48 giờ trước khi vận chuyển. Nhưng hãy nhớ không nên cho cá ăn quá no trước khi vận chuyển nhé. Vì khi ăn quá nhiều, trong quá trình vận chuyển cá sẽ dễ bị sốc, không thể tiêu hóa dẫn đến tình trạng bị sình bụng và chết.
- Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp gây mê đối với những dòng cá cảnh lớn khi phải vận chuyển quảng đường dài trong nhiều ngày.
Lưu ý: Phương pháp gây mê cho cá cảnh cần được thực hiện đúng kỹ thuật. Nếu quãng đường vận chuyển chỉ vài chục km thì bạn không nên sử dụng. Bạn hãy tìm hiểu rõ về cách sử dụng thuốc mê cho cá cảnh trước khi áp dụng nhé.
Chăm sóc cá trước khi vận chuyển
Cách đóng gói cá cảnh khi vận chuyển đi xa
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Chuẩn bị thuốc mê (nếu cần), bơm oxi, bịch đựng, thùng xốp, băng keo dán thùng.
Bước 2: Cho cá cảnh vào túi đựng
- Dùng vợt để vớt cá và cho vào túi nilon. Nếu cá bé bạn có thể cho từ 1 đến 2 con vào chung 1 túi đựng. Còn đối với cá lớn thì nên để mỗi con trong một túi đựng nhé.
- Mức nước trong túi đựng sẽ gấp 1.5 lần chiều cao của thân cá và không khí bên trong túi đựng sẽ gấp đôi lượng nước.
Bước 3: Bổ sung dưỡng khí Oxy
- Nếu vận chuyển đi xa, bạn cần bơm thêm khí oxy và chèn tờ giấy báo vào giữa hai lớp bao. Giấy báo sẽ có tác dụng làm tối giúp cho cá cảnh ít hoảng sợ hơn và còn giúp giảm rò rỉ bao.
Bước 4: Đóng gói
- Dùng dây thung buộc thật chặc túi đựng, nhằm tránh để lượng khí oxy thất thoát ra bên ngoài. Bạn nên sử dụng 2 -3 lớp túi đựng để đảm bảo chúng không bị thủ trong quá trình vận chuyển.
- Nếu vận chuyển quảng đường dài, bạn nên sử dụng băng keo tối màu quấn quanh túi đựng để cho nó được an toàn nhé.
- Bạn nên chuẩn bị thêm một chiếc thùng xốp đóng gói các túi đựng cá và quấn băng keo xung quanh để cố định.Cẩn thận hơn thì bạn có thể làm dấu kí hiệu trên thùng xốp bên trên, bên dưới để shipper có thể đặt thùng hợp lí.
Đóng gói cá an toàn
Một số lưu ý khi vận chuyển cá cảnh đi xa an toàn
- Bạn không nên cho cá cảnh ăn quá no trước khi vận chuyển, trình tình trạng cá bị sốc dẫn đến sình bụng và chết.
- Nếu quảng đường vận chuyển xa và kéo dài lâu ngày, bạn cần chuẩn bị kỹ việc bổ sung thêm dưỡng khí oxy cho cá. Chọn túi đựng có kích thước lớn hơn gấp 2 đến 3 lần cá bên trong. Sử dụng thêm thùng xốp để bảo vệ bên ngoài và báo hoặc các loại vách chống sốc chèn vào giữa.
- Bạn có thể áp dụng phương pháp gây mê đối với cá cảnh lớn và đi với quảng đường xa trong vài ngày.
Cách chăm sóc cá cảnh sau khi vận chuyển đi xa
- Khi bạn đã nhận được cá từ shiper, khoan hãy thả chúng ngay vào hồ nhé. Bạn hãy kiểm tra và quan sát xem túi đựng có còn nguyên vẹn không. Sau đó mang nó ra để ở những nơi thoáng mát từ 4 đến 5 giờ và quan sát cá nhé.
- Bạn nên chuẩn bị hồ để thả cá trước đó từ 12 đến 24 giờ nhé. Nước đã được xử lý sạch kết hợp với việc chạy lọc oxy trong 4 đến 5 giờ trước khi thả cá.
- Trước khi thả, bạn nên ngâm toàn bộ túi đựng cá vào trong hồ khoảng từ 15 đến 30 phút. Nó sẽ giúp cân bằng nhiệt độ bên trong túi đựng cá và hồ nước.
- Bạn tuyệt đối không được phép cho cá ăn khi vừa thả vào hồ nhé. Hãy để cho chúng có thời gian tự do khám phá, làm quen với mô trường sống mới. Rồi hãy cho chúng ăn vào ngày hôm sau nhé.
Chăm sóc cá cảnh sau khi vận chuyển
Những câu hỏi thường gặp khi vận chuyển cá cảnh đi xa
Có nên thả cá cảnh vào hồ ngay khi vận chuyển đến nơi không?
Nhiều bạn thường cho rằng nên thả cá vào hồ ngay lập tức khi cá vừa được vận chuyển đến. Điều này sẽ làm cho cá bị sốc nhiệt hoặc không thể thích nghi với môi trường xung quanh mới dẫn đến tình trạng cá vừa thả xong sẽ bị chết.
Nếu cá cảnh nhút nhát, ít bơi lội khi ở hồ mới thì phải làm sao?
Bạn không cần quá lo lắng nếu thấy cá cảnh của mình nhút nhát, núp trong góc hồ và ít bơi lội. Vì đây là thời điểm mà cá cảnh thích nghi với môi trường sống mới. Bạn chỉ cần cung cấp đủ khí oxy và không cho cá ăn từ 2 đến 3 ngày khi vừa mới thả. Và sau 4 đến 5 ngày mà cá vẫn không bơi lội như bình thường thì bạn hãy mua một con cá cảnh nhỏ hơn khác để chung vào trong hồ để chúng rượt đuổi nhau.
Trên đây là cách vận chuyển cá cảnh đi xa không bị chết mà Xe Tải Thành Hưng muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có cách vận chuyển cá cảnh an toàn và tốt nhất.
>> Xem thêm: Cách bảo quản, vận chuyển tôm thẻ tươi sống đi xa vẫn tươi ngon